- Quyết định số 03/2008/QĐNHHH ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh
2.5 Hợp đồng tín dụng trong hoạt động chovay đầu tƣ chứng khoán
Hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay ĐTCK là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay về các vấn đề như tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và các nội dung khác có liên quan.
Hợp đờng tín dụng phải được lập thành văn bản .
2.5.1 Nội dung của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng thuộc loại hợp đồng gia nhập , trong đó, các NHTM đã soạn thảo sẵn các hợp đồng mẫu với các điều khoản cơ bản được ấn định trước . Mỗi NHTM có một mẫu hợp đồng khác nhau nhưng nhìn chung , các hợp đồng này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây :
- Chủ thể của hợp đồng : đây là điều khoản không thể thiếu . Trong điều khoản này , các bên phải nêu rõ các thông tin liên quan đến tư cách chủ thể của mỗi bên.
- Số vốn vay: số vốn vay là bao nhiêu do các bên thỏa thuận , phụ thuộc vào các yếu tố như : nhu cầu của khách hàng , khả năng đáp ứng của ngân hàng và giá trị tài sản bảo đảm.
Tại ngân hàng VIB , căn cứ xác định số tiền vay như sau :
1. Nhu cầu vay vốn của khách hàng theo đánh giá của VIB. 2. Khả năng trả nợ vay.
3. Không vượt quá bất kỳ tỷ lệ nào trong hai tỷ lệ sau: a) 70% tổng số tiền đầu tư theo đánh giá của VIB;
b) 50% giá trị chứng khoán cầm cố do VIB định giá và không vượt quá hạn mức cho vay/giá trị mệnh giá cổ phiếu được Ủy ban tín dụng ban hành trong tứng thời kỳ.
4. Số tiền cho vay tối thiểu: 50.000.000 đồng.[16]
- Thời hạn vay : gồm 4 thời hạn là 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và 12 tháng. Về nguyên tắc , NHTM không được thu hồi nợ trước thời hạn ngoại trừ các trường hợp k hách hàng vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong các tình huống bất khả kháng , nhưng nếu muốn thì khách hàng có thể trả nợ cho NHTM trước thời hạn.
- Lãi suất, phương thức trả lãi: lãi suất cho vay do ngân hàn g quy định và phải được niêm yết công khai .
Phương thức trả lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng , đa số các NHTM đều quy định khách hàng vay vốn ĐTCK phải trả lãi theo tháng .
- Mục đích vay: phải ghi rõ là vay vốn đ ể đầu tư, kinh doanh CK.
- Hình thức giải ngân : theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng , bao gồm hai hình thức là giải ngân một lần và giải ngân nhiều lần . Trong đó , chủ yếu là giải ngân một lần , vì cho vay ĐTCK thuộc loại cho vay ngắn hạn .
Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các loại CK hình thành từ vốn vay , NHTM sẽ giải ngân chuyển tiền vào tài khoản phong tỏa của khách hàng mở tại công ty CK . Nếu khách hàng không đầu tư hết sớ tiền đã giải ngân thì có thể bị NHTM thu hồi lại số tiền mà khách hàng chưa đầu tư hết .
- Phương thức trả nợ : Bao gồm trả nợ gốc và lãi . Nợ gốc được hoàn trả định kỳ hàng tháng hoặc cuối kỳ theo nguồn thu nhập hoặc khả năn g trả nợ của khách hàng, lãi suất trả hàng tháng .
- Biện pháp bảo đảm tiền vay:
Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau nhưng phổ biến nhất là chứng khoán và bất động sản .
Các biện pháp bảo đ ảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ được áp dụng trong hợp đồng cấp tín dụng để ĐTCK bao gồm : thế chấp, cầm cố.
Biện pháp thế chấp tài sản chủ yếu được áp dụng đối với tài sản bảo đảm là bất động sản.
Biện pháp cầm cố tài sản chủ yếu được sử dụng trong trường hợp tài sản bảo đảm là các loại chứng khốn hoặc giấy tờ có giá .
- Điều khoản thỏa thuận về vệc rút vốn vay : điều khoản này quy định về trình tự, thủ tục rút vốn vay .
- Điều khoản thỏa thuận về cơ cấu lại thời hạn trả nợ : quy định về điều kiện, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ .
- Điều khoản thỏa thuận về thu hồi và xử lý nợ : quy định về các trường
hợp NHTM được thu hồi và xử lý nợ.
- Thông báo thay đổi: quy định về các thay đổi có thể xảy ra liên quan đến
chủ thể của hợp đồng, mục đích sử dụng vốn , tài sản bảo đảm tiền vay…
- Các thỏa thuận khác.
2.5.2 Hiệu lực của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng có hiệu lực từ khi được các bên hợp đồng ký kết (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác ) và kết thúc khi bên đi vay trả hết nợ (gồm cả gốc và lãi ) cho bên cho vay . Như vậy , thời điểm kết thúc hiệu l ực của
hợp đồng không nhất thiết là thời điểm hết hạn hợp đồng . Trong một số trường hợp, hợp đồng tín dụng có thể kết thúc trước thời hạn bởi các lý do sau đây :
+ Người đi vay trả nợ trước thời hạn : Nhà đầu tư vay ti ền của NHTM để ĐTCK trong mợt thời hạn . Họ có thể trả nợ cho NHTM trước thời hạn nếu muốn. Đó có thể là khi họ đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng nên bán CK đi và trả nợ cho NHTM, cũng có thể là họ đã tìm được nguồn tài chính thay thế hoặc đơn giản là họ khơng có nhu cầu sử dụng vốn nữa… Khi họ đã trả hết nợ thì hợp đờng tín dụng hết hiệu lực cho dù thời hạn của hợp đồng vẫn chưa hết .
+ NHTM đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: NHTM có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu khách hàng trả nợ nếu phát hiện thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích . Ngồi ra, NHTM cũng có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu rơi và o tình h́ng bất khả kháng . Ví dụ như thời điểm cuối năm 2007, để có thể đưa tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư , kinh doanh chứng khoán về mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định ở Chỉ thị 03, nhiều NH TM đã phải đơn phương chấm dứt hợp đồng cấp tín dụng cho các nhà ĐTCK trước thời hạn .
Trường hợp đã hết hạn hợp đồng mà khách hàng không trả được tiền vay thì hợp đồng cũng chưa hết hiệu lực . Khi đó, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và được tính lãi suất quá hạn đối với số tiền trả chậm . Hợp đồng tín dụng chỉ hết hiệu lực khi bên đi vay trả hết nợ cho NHTM .
Trường hợp tài sản bảo đảm là các loại chứng khoán g iả thì hợp đồng bảo đảm bị coi là vô hiệu và được xử lý theo quy định của pháp luật về giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên , điều này không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng , nghĩa là , NHTM và khách hàng vẫn phải t hực hiện các nội dung của hợp đờng tín dụng đã ký kết .
2.5.3 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
Mặc dù hợp đồng tín dụng được giao kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện , bình đẳng nhưng trong q trình thực hiện hợp đờng , vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan , các bên vẫn có thể nảy sinh các tranh chấp .
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn , bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa bên cho vay và bên đi vay trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng .
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chủ yếu thuộc loại tranh chấp kinh doanh, thương mại theo định nghĩa ở điều 29 – Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Theo đó , tranh chấp kinh doanh , thương mại là tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau và đều vì mục tiêu lợi nhuận .
Tranh chấp liên quan đến hoạt đợng cho vay ĐTCK khá đa dạng , có thể kể đến các tranh chấp cơ bản sau đây:
- Tranh chấp liên quan đến thời hạn của hợp đồng .
Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận . Về nguyên tắc , hợp đồng tín dụng chỉ chấm dứt hiệu lực khi hết hạn hợp đồng và bên đi vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ . Như đã phân tích ở phần 2.4.2, trong trường hợp bên đi vay trả nợ trước thời hạn thì hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực , bên đi vay không bị coi là vi phạm hợp đồng . Tuy nhiên, nếu NHTM đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì có thể bị coi là vi phạm hợp đồng và làm phát sinh tranh chấp .
Theo quy định ở Chỉ thị 03, từ 01 tháng 7 năm 2007 đến 31 tháng 12 năm 2007, NHNN yêu cầu các NHTM phải khống chế dư nợ vốn cho vay , chiết khấ u giấy tờ có giá để đầu tư , kinh doanh CK ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng . Trước đó, nhiều NHTM đã cho vay ĐTCK với số lượng khá lớn, ở một vài NHTM , dư nợ vốn cho vay ĐTCK lên tới trên 30% tổng dư nợ tín dụng. Để có thể thực hiện được Chỉ thị 03, các NHTM này khơng có cách nào
khác là phải đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng đã ký với các nhà ĐTCK trước thời hạn . Việc này đã gây ra tranh chấp giữa NHTM với nh à đầu tư . Dưới đây là một vụ tranh chấp như vậy :
Ơng Quý là mợt nhà ĐTCK , ngày 20 tháng 5 năm 2007, ông Qúy có ký một hợp đồng tín dụng với ngân hàng A . Theo hợp đồng này , ông Quý cầm cố một lượng cổ phiếu trị giá 1,2 tỷ đồng (theo thị giá tại thời điểm vay vốn ) để vay của ngân hàng A 500 triệu đồng với mục đích ĐTCK . Thời hạn của hợp đồng là 12 tháng. Đến ngày 20 tháng 10 năm 2007, ông Quý nhận được thông báo của ngân hàng A là sẽ chấm dứt hợp đồng với ông trước 6 tháng và yêu cầu ông Quý phải trả nợ cho ngân hàng A số tiền đã vay chậm nhất là vào ngày 20 tháng 11 năm 2007. Lý do mà ngân hàng A đưa ra để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là để thực h iện Chỉ thị 03. Ơng Quý đã cực lực phản đới quyết định này và cho rằng ngân hàng A đã không công bằng vì ông biết một số nhà đầu tư khác cũng vay tiền của ngân hàng A cùng thời điểm với ông nhưng không bị ngân hàng A yêu cầu phải trả nợ trước thời hạn . Ông Quý yêu cầu ngân hàng A phải bồi thường thiệt hại cho ông nhưng ngân hàng A từ chối bồi thường vì cho rằng , việc ngân hàng A vi phạm hợp đồng là do tình huống bất khả kháng (do có sự thay đổi của chính sách pháp luật).
Vụ việc này cho thấy , Chỉ thị 03 đã gây nhiều khó khăn cho các NHTM . Quả thực , việc ngân hàng A đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng với ông Quý trước thời hạn là tình huống bất khả khá ng, nhưng ơng Quý cũng hoàn toàn có lý khi thắc mắc rằng : tại sao ông phải trả nợ trước thời hạn trong khi người khác không phải làm thế ? Phương án khả thi nhất đối với các ngân hàng A (cũng như đới với các ngân hàng lâm v ào hồn cảnh tương tự ) là hãy thu hồi một phần nợ của tất cả các khách hàng vay tiền để ĐTCK theo một tỷ lệ chung để giảm dư nợ cho vay ĐTCK xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng mình .
Việc này tuy phức tạp hơ n cho NHTM nhưng sẽ công bằng hơn cho các khách hàng và sẽ hạn chế được các tranh chấp tương tự .
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay .
Tài sản bảo đảm tiền vay có thể là chứng khốn hoặc các tài sản khác như bất động sản . Các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm như xác định giá trị của tài sản, xử lý tài sản bảo đảm…cũng thường xảy ra .
Để bảo đảm an toàn, các NHTM thường cho khách hàng vay số tiền ít hơn giá trị của tài sản bảo đảm . Nếu như ở các nước trên thế giới , việc định giá tài sản chủ yếu được tiến hành bởi một tổ chức độc lập thì ở Việt Nam , trên thực tế các NHTM tự định giá tài sản bảo đảm của khách hàng . Nhìn chung, việc định giá tài sản bảo đảm mang nặng tính chủ quan .
Định giá tài sản là một công việc phức tạp , nếu người định giá tài sản có năng lực chuyên môn không cao hoặc việc định giá có khuất tất thì có thể dẫn đến một kết quả sai lầm và có thể gây ra tranh chấp . Bên cạnh đó , việc xử lý tài sản bảo đảm cũng thường xuyên phát sinh tranh chấp giữa khách hàng với
NHTM.
Vụ tranh chấp dưới đây liên quan đến việc định giá tài sản:
Bà Hoa là m ột nhà đầu tư cá nhân . Vào thời điểm năm 2007, TTCK Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, bà Hoa muốn tăng cường đầu tư nhưng khơng có đủ vớn. Sau mợt thời gian cân nhắc , bà Hoa quyết định vay tiền của ngân hàng để ĐTCK. Bà Hoa sở hữ u một số lượng cổ phiếu chưa niêm yết trên TTCK (cổ phiếu OTC) trị giá 2 tỷ đồng (theo thị giá lúc đó ) và muốn cầm cố toàn bộ số cổ phiếu đó để vay tiền của ngân hàng W để ĐTCK . Tuy nhiên, ngân hàng W định giá số cổ phi ếu của bà Hoa chỉ có giá trị 1,5 tỷ đồng và cho bà vay 600 triệu đồng (tương đương với 40% giá trị của tài sản đảm bảo theo định giá của ngân hàng W). Trong hợp đồng tín dụng có một thỏa thuận là : “nếu giá của cổ phiế u
cầm cố giảm 20% thì bà Hoa phải bổ sung tài sản bảo đảm” . Hợp đồng tín dụng giữa bà Hoa và ngân hàng W được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 2007 với thời hạn 12 tháng. Đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính trên t hế giới bùng nổ , TTCK Việt Nam suy giảm mạnh , giá các loại cổ phiếu liên tục giảm, số cổ phiếu bà Hoa cầm cố tại ngân hàng W cũng vậy . Ngày 02 tháng 3 năm 2008, ngân hàng W yêu cầu bà Hoa phải bổ sung tài sản bảo đảm vì cho rằng, giá trị số cổ phiều mà bà Hoa cầm cố chỉ còn khoảng 1 tỷ đồng. Bà Hoa không đồng ý vì cho rằng số cổ phiếu này nếu bán trên thị trường tại thời điểm đó thì vẫn được 1,5 tỷ đồng. Sau đó, ngân hàng W đã quyế t định chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bà Hoa trả nợ trước thời hạn . Do bà Hoa không trả nợ nên ngân hàng W đã quyết định bán cổ phiếu cầm cố của bà Hoa để thu hồi nợ . Vụ việc đã làm phát sinh tranh chấp khi bà Hoa cho rằ ng ngân hàng W đã định giá tài sản không đúng và đã bán cổ phiếu cầm cố với giá rẻ.
Vụ tranh chấp trên nảy sinh từ nhiều lý do , trong đó có việc ngân hàng định giá tài sản thấp hơn giá trị thực tế . Ngân hàng có lý kh i cho rằng việc họ cho khách hàng vay lượng tiền ít hơn giá trị tài sản bảo đảm là để đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình . Tuy nhiên , việc NHTM định giá tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản có thể làm thi ệt hại đến lợi ích của khách hàng.
Trong trường hợp này , NHTM đã vi phạm quy định của Nghị định sớ 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm , theo đó , NHTM và khách hàng thỏa thuận với nhau về giá trị tài sả n bảo đảm , trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì thuê một tổ chức độc lập đứng ra thực hiện.
Tuy nhiên, ngay cả khi việc định giá tài sản là chính xác thì tranh chấp vẫn có thể nảy sinh vì các lý do như tài sản bảo đảm bị giảm sút giá trị do bị hư