Tăng cường công khai đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở ninh bình hiện nay (Trang 85 - 88)

Bảo đảm sự thống nhất của các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết trong các văn bản pháp luật chuyên ngành với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Tính khái quát và tính cụ thể của quy trình, thủ tục giải quyết được quy định trong Luât Khiếu nại, tố cáo là quy trình, thủ tục chung cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi xem xét vụ, việc. Do đó, dù vụ, việc khiếu nại ở lĩnh vực gì, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào đều phải thực hiện những công việc với một trình tự đã được quy định.

Ba là, bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ, thuận tiện, dễ thực hiện của quy trình, thủ tục. Khiếu nại, tố cáo là lĩnh vực hết sức phức tạp, nhạy cảm. Nội dung khiếu nại, tố cáo thường liên quan đến quyền lợi, danh dự của nhiều cá nhân có chức vụ, quyền hạn, của tập thể. Giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn chịu sức ép tối thiểu từ hai phía: Người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo. Hơn nữa, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn là quá trình thực hiện một loại quy trình, thủ tục hành chính đặc biệt để xem xét, nhận định về quy trình, thủ tục hành chính khác. Khi giải quyết vụ, việc cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ tính chất đúng, sai của khiếu nại, đồng thời phán xét về việc làm của các cơ quan có vụ, việc bị khiếu nại hoặc cơ quan đã giải quyết trước đó. Như vậy, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo lại là quy trình trực tiếp hoặc gián tiếp xem xét, nhận định về các quy trình, thủ tục hành chính đã được cơ quan, tổ chức thực hiện.

3.1.1.3. Tăng cường công khai đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo tố cáo

Công khai, đối thoại là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát sinh khiếu nại, tố cáo, trong đó có nguyên nhân từ phía công dân chưa hiểu biết chính sách, pháp luật hoặc chưa hiểu rõ

các qui định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của mình, việc công dân được làm gì và công dân phải làm gì. Hơn nữa, ngay cả môt số hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công dân, tổ chức nếu thiếu công khai minh bạch cũng gây ra hiểu lầm và dẫn đến khiếu kiện.

Xuất phát từ tính chất đặc thù của khiếu nại, tố cáo nên việc công khai đối thoại giữa các bên liên quan và người có thẩm quyền có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong điều kiện cụ thể của hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Các chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết vụ, việc (người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết) được pháp luật quy định có quyền, nghĩa vụ nhất định: người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo có quyền đưa ra các căn cứ, bằng chứng để bảo vệ tính đúng đắn của những vấn đề có liên quan đến nội dung được khiếu nại, tố cáo đề cập. Bằng việc công khai thông tin liên quan và tiến hành đối thoại trực tiếp, các bên có cơ hội chứng minh và tự bảo vệ cho việc làm của mình đầy đủ, chính xác hơn. Đối với người có thẩm quyền giải quyết, thông qua đối thoại trực tiếp lắng nghe, trực tiếp xem xét giải quyết có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về vụ, việc. Cũng qua đó với vai trò là người giải quyết của cơ quan cấp trên, lại có điều kiện kiểm soát tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới. Từ đó, chủ thể quản lý có những biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới giải quyết hiệu quả hơn.

Để tăng cường công khai đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cần đưa vào các quy định với những định hướng như sau:

Một là, công khai quá trình tiếp nhận, xem xét giải quyết vụ, việc từ thời điểm bắt đầu và công khai về quá trình xem xét. Đó là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với giải quyết đúng thời hạn, đối với kiểm soát quá trình giải quyết. Theo từng thời điểm nhất định, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo có thông tin phản hồi công khai về đơn thư đã được xem xét như thế nào hoặc đang được xem xét ở cấp nào. Một trong những điều gây bức xúc nhất

trong quá trình giải quyết công việc của công dân nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng là công dân không có thông tin về vụ, việc có được xem xét hay không, xem xét từ khi nào và hiện tại ra sao.

Hai là, công khai về các căn cứ, bằng chứng giải quyết. Các căn cứ, bằng chứng xem xét giải quyết có thể là quy định của pháp luật; các văn bản, tài liệu đã thu thập và qua thẩm tra, xác minh; kết quả kiểm tra, làm việc trực tiếp của cơ quan giải quyết được thể hiện trong hồ sơ vụ, việc. Công khai các căn cứ, bằng chứng giải quyết đảm bảo tính xác định, cụ thể và đúng đắn của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó loại trừ tính chủ quan, phiến diện áp đặt của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hơn thế nữa bằng việc công khai các căn cứ, bằng chứng giải quyết sẽ đưa đến khả năng lớn hơn về việc chấm dứt khiếu nại, tố cáo.

Ba là, công khai về kết quả giải quyết. Kết quả giải quyết được công khai có thể là một văn bản cụ thể của cấp có thẩm quyền (một kết luận về vụ, việc, một quyết định giải quyết khiếu nại, một quyết định xử lý tố cáo). Công khai về việc thi hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung công khai này quy định thuộc trách nhiệm của các cơ quan trực tiếp giải quyết vụ, việc. Công khai kết quả giải quyết còn bao hàm việc đưa tin công khai về việc không giải quyết đúng thời hạn; công khai về tình trạng đùn đẩy không giải quyết; công khai về việc không chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các bên: người đi khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo cùng cơ quan có thẩm quyền thi hành.

Bốn là, quy định việc gặp gỡ đối thoại với các bên có liên quan như là một trong những biện pháp cơ bản để giải quyết khiếu nại và trong một số giai đoạn của quá trình giải quyết tố cáo. Việc gặp gỡ đối thoại được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết khi thấy cần thiết nhằm làm rõ tính chất của các hành vi, các quyết định và tính chân thực của các tài liệu, bằng chứng do các bên cung cấp. Quy định về gặp gỡ đối thoại không dừng lại ở việc giải quyết lần đầu hay lần tiếp theo mà phải xác định nó như là một thủ tục của

quá trình giải quyết. Trong quy định hiện hành xác định việc gặp gỡ đối thoại mới chỉ dừng lại ở chỗ xem nó như là biện pháp để đi đến hoàn thiện phương án giải quyết. Qua đó nhằm đi đến quyết định giải quyết khiếu nại có tính khả thi cao hơn.

Năm là, thiết lập hệ thống thông tin công khai, đối thoại về khiếu nại, tố cáo. Hệ thống thông tin công khai, đối thoại giúp công dân có thể trực tiếp phản ánh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội. Đặc biệt, qua đó những vướng mắc ban đầu của công dân được giải đáp ngay có thể đưa đến không làm phát sinh tranh chấp trong cộng đồng dân cư hoặc những khiếu kiện của công dân. Hệ thống thông tin công khai, đối thoại cũng là kênh thông tin về quá trình giải quyết, và trực tiếp tư vấn giải đáp những vụ, việc đơn giản cho công dân. Qua đó, xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra, giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở ninh bình hiện nay (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)