Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở ninh bình hiện nay (Trang 106 - 109)

Tiếp công dân là một yêu cầu cần thiết của công tác quản lý, có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn. Đây là một phương thức phát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân, là một kênh thông tin quan trọng để cơ quan quản lý

nhà nước thu nhận kiến nghị và thông tin phản hồi về sự phù hợp của cơ chế, chính sách, sự vận hành của tổ chức bộ máy. Hơn nữa, việc tiếp công dân là xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, từ sự phối hợp cơ chế quản lý và giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý. Pháp luật Nhà nước ta đã quy định các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền của mình phải tổ chức việc tiếp công dân để nhận kiến nghị, phản ánh và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý của mình. Trên cơ sở những quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định về quy chế tổ chức tiếp công dân, từ đó công tác tổ chức tiếp công dân đã được củng cố về cơ sở vật chất, tăng cường về đội ngũ, chú trọng nâng cao chất lượng, một số nơi bố trí nơi tiếp công dân khang trang, thuận tiện. Việc tiếp công dân theo định kỳ của thủ trưởng các cơ quan nhà nước đi vào nề nếp, có hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, từ thực tế tiếp công dân cho thấy việc tiếp công dân theo thẩm quyền, định kỳ của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị mặc dù bước đầu đã đi vào nề nếp nhưng còn vướng mắc, chưa phân định vụ việc tiếp định kỳ với việc tiếp thường xuyên của cán bộ nghiệp vụ. Hiện tượng quá tải tại buổi tiếp dân theo định kỳ của Lãnh đạo Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là hiện tượng phổ biến, điều này xuất phát từ tâm lý của người dân đi khiếu nại, tố cáo thiếu tin tưởng vào việc giải quyết của cấp cơ sở. Để nâng cao chất lượng việc tiếp công dân của thủ trưởng các cấp, các ngành cần phải xác lập quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, xác lập mối quan hệ giữa tiếp công dân theo định kỳ với tiếp công dân thường xuyên, việc tiếp công dân để giải quyết vụ, việc thuộc chức năng của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Việc quản lý nguồn thông tin từ việc tiếp công dân và thiết lập sự liên hệ giữa các bộ phận tiếp công dân ở từng địa bàn và trung ương. Trên thực tế nhiều công dân là đối tượng của nhiều cơ quan, đơn vị, đôi khi cùng một vụ việc nhưng được trả lời hướng dẫn khác nhau. Hiện tượng trùng lặp trong thống kê, không thống nhất trong hướng dẫn xử lý, do vậy để từng bước đưa

việc quản lý nguồn thông tin vào quy trình, có những quy định về phối hợp nguồn thông tin theo cả chiều ngang và chiều dọc trong việc tiếp công dân. Trong điều kiện cho phép có thể nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức quản lý thông tin tiếp công dân về một nơi thống nhất trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ thông tin.

Tiếp công dân là một hoạt động mang tính nghiệp vụ tổng hợp. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước, về tâm lý xã hội. Thêm vào đó cán bộ tiếp dân có khả năng giao tiếp tốt sẽ thuận lợi cho công việc, ngay từ khi tiếp xúc ban đầu giúp cho công dân giải toả được ức chế tâm lý. Do vậy, cần thiết phải bố trí biên chế ổn định, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức thường xuyên, có chính sách chế độ thống nhất, phù hợp cho đội ngũ những người làm công tác tiếp dân.

Các ngành, các cấp thực hiện đúng pháp luật về tổ chức thu thập ý kiến của công dân, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong nhân dân theo đúng pháp luật; phân công cán bộ tiếp công dân có năng lực, xử lý đơn đúng thẩm quyền quy định. Bố trí tiếp công dân ngay tại cơ sở đối với những vụ khiếu nại, tố cáo đông người, tăng cường đối thoại với nhân dân. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc chung và đôn đốc từng vụ việc ở các cấp. Những nơi nhận được sự hướng dẫn, chỉ dẫn của các trụ sở tiếp công dân phải xem xét kịp thời báo cáo lại kết quả giải quyết cho trụ sở tiếp công dân biết.

Phối hợp với các cơ quan nội chính để có biện pháp xử lý các trường hợp công dân cố tình đeo bám trụ sở, nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở tiếp công dân. Đồng thời, bảo đảm công dân nào đến trụ sở tiếp công dân cũng được tiếp và hướng dẫn chu đáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thống nhất thành lập Trụ sở tiếp công dân của tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, mỗi sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có

phòng tiếp công dân riêng với đầy đủ biên chế cán bộ và cơ sở vật chất. Riêng Ủy ban nhân dân cấp xã phải bố trí một cán bộ tiếp công dân thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở ninh bình hiện nay (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)