HOẠT ĐỘNG CẤP VÀ THU HỒI CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM TIỀN GỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 48 - 50)

- Mơ hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mơ hình tiên tiến và cũng rất

2.1. HOẠT ĐỘNG CẤP VÀ THU HỒI CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM TIỀN GỬ

Trước khi tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, chúng ta không thể không đề cập tới một nội dung rất quan trọng, đó là "chứng nhận bảo hiểm tiền gửi" bởi nó chính là bằng chứng cho việc xác lập mối quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời cũng là bằng chứng quan trọng để tạo lập niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Có thể nói, hoạt động bảo hiểm tiền gửi bắt đầu từ việc cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Việc cấp giấy chứng nhận này xác nhận tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu

rủi ro và sai sót. Ngồi ra, hoạt động này còn mang một ý nghĩa khác hết sức quan trọng, đó là cơng khai thơng báo cho người gửi tiền biết quyền lợi của họ đã được cơ quan bảo hiểm tiền gửi cam kết thay mặt Nhà nước đảm bảo. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm phải niêm yết cơng khai Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-NHNN, Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi có thể bị thu hồi trong các trường hợp như: tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng nộp đủ phí bảo hiểm quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải nộp; khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt hoạt động nhận tiền gửi hoặc khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấm dứt hoạt động theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tính đến hết tháng 12/2010, "số tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là

1.160 tổ chức, bao gồm 87 ngân hàng thương mại, 12 tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 1.061 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở" [31]; bên cạnh đó, cũng

trong năm 2010, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cấp mới, cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung 1.215 Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, tăng 402 chứng nhận so với năm 2009. Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được cấp Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi đầy đủ, kịp thời đến từng điểm giao dịch.

Hiện nay, Luật bảo hiểm tiền gửi mới được ban hành đã không quy định thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng nộp đủ phí bảo hiểm q thời hạn phải nộp mà chỉ quy định về việc tạm thu hồi hoặc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, theo đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tạm thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tạm thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi đối với khoản tiền gửi chưa nộp phí. Đây là một nội dung mới được đưa vào Luật, điều này tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc thu phí bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần hạn chế

sai sót trong việc tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tăng thêm nguồn thu cho quỹ bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quy định của pháp luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã hướng dẫn các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện quy định về cấp, niêm yết chứng nhận bảo hiểm tiền gửi. Việc niêm yết công khai Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo cho người gửi tiền có những thơng tin chính xác, kịp thời và minh bạch về quyền lợi của mình khi gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời minh bạch hóa chính sách bảo hiểm tiền gửi theo thơng lệ quốc tế.

Cùng với việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, "Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng đã chấm dứt bảo hiểm và

thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của hơn 100 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động" [51]. Chỉ tính riêng trong năm 2011, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tiến hành thu hồi 82 Chứng nhận của 9 đơn vị do giải thể hoặc thay đổi tên gọi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)