HOẠT ĐỘNG THU PHÍ BẢO HIỂM TIỀN GỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 56)

- Mơ hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mơ hình tiên tiến và cũng rất

2.2. HOẠT ĐỘNG THU PHÍ BẢO HIỂM TIỀN GỬ

Có thể hiểu phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tín dụng được phép nhận tiền gửi phải nộp để bảo hiểm cho các khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng được bảo hiểm, người gửi tiền khơng phải nộp phí này. Phí bảo hiểm tiền gửi không nằm trong lãi suất tiền gửi mà được hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi.

Các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới thường lựa chọn áp dụng một trong hai loại phí bảo hiểm là phí đồng hạng hoặc phí dựa trên mức độ rủi

ro của từng ngân hàng. Có thể nói, trong giai đoạn đầu hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi thì phương pháp tính phí đồng hạng là phù hợp vì dễ làm và dễ thực hiện, tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo được nguyên tắc thị trường trong hoạt động vì tổ chức tín dụng hoạt động tốt cũng đóng phí như tổ chức hoạt động yếu kém. Đồng thời, ngun tắc tính phí này cũng khơng tạo được khả năng kích thích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Do vậy, từ những năm 1990 trở lại đây, nhiều nước đã chuyển đổi sang áp dụng chế độ tính phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro. Theo cách tính phí này, cơ sở để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp căn cứ vào kết quả phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động của ngân hàng nào được đánh giá là có mức độ rủi ro lớn sẽ phải chịu tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi cao, cịn ngân hàng nào hoạt động tốt, mức độ rủi ro thấp sẽ được áp dụng mức phí thấp hoặc cịn có thể được miễn phí. Bên cạnh đó, việc áp dụng phí dựa trên mức độ rủi ro cịn góp phần hạn chế rủi ro đạo đức phát sinh. Nếu áp dụng một mức phí, các ngân hàng sẽ dễ hoạt động bất cẩn, huy động vốn với lãi suất cao, hoạt động đầu tư với độ rủi ro lớn mà vẫn có thể yên tâm là các khoản tiền gửi của khách hàng vẫn được bảo hiểm. Trong trường hợp này, hệ thống ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng do có những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đổ vỡ và tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ phải chịu hậu quả nặng nề khi cùng lúc phải chi trả các khoản bảo hiểm cho người gửi tiền. Tuy nhiên, việc tính phí dựa vào mức độ rủi ro cũng địi hỏi phải có những nguồn lực nhất định để quản lý hệ thống một cách hiệu quả. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi các quốc gia thường đánh giá mức độ rủi ro dựa vào các tiêu chí định tính và định lượng theo xu hướng giảm dần các tiêu chí định tính và tăng các tiêu chí định lượng. Ví dụ, ở Pháp, cách tính phí này xuất hiện từ năm 1999 dựa vào sự kết hợp các tỷ lệ an toàn và phân tích rủi ro tài chính đối với số lượng tiền gửi của từng ngân hàng hội viên; ngoài ra, cơ quan bảo hiểm tiền gửi nước này còn đánh giá mức độ rủi ro dựa trên một chỉ số "rủi ro tổng hợp" hình thành từ 4 tiêu chí là khả năng thanh tốn, khả năng sinh lời, phân tán rủi ro và hoán đổi

kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. Hay ở Mỹ, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi của quốc gia này xem xét đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng thông qua hệ thống CAMELS; đây là hệ thống đánh giá ngân hàng theo thứ tự từ 1 đến 5 (1 là tốt nhất, 5 là tồi nhất) với các tiêu chí: vốn, chất lượng/giá trị tài sản có, khả năng quản trị, lợi nhuận, khả năng thanh toán bằng tiền mặt và sự nhạy cảm của ngân hàng trước rủi ro của thị trường.

Bên cạnh đó, việc tính phí theo mức độ rủi ro địi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo rằng những nguồn thông tin cần thiết sẽ được cung cấp để việc quản lý được minh bạch, chính xác và kịp thời. Tuy nhiên cũng cần tạo ra một sự cân bằng về quyền lợi giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và tổ chức nhận tiền gửi, điều đó thể hiện ở việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có được những thơng tin cần thiết và chuẩn xác để có thể xếp loại các tổ chức nhận tiền gửi - tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vào các mức phí khác nhau, cịn về phía các ngân hàng thì cũng cần được đảm bảo sao cho những địi hỏi của hệ thống khơng gây ra những phiền toái quá mức cho hoạt động của họ. Các thông tin dùng để đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ các cơ quan làm chính sách, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán... Tuy nhiên, để thu thập được các thông tin mới nhất mà phải đảm bảo tính chính xác nhất về tình hình hoạt động, độ rủi ro của các ngân hàng là điều khơng đơn giản, địi hỏi phải có nguồn lực lớn về tài chính, về con người... Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia đều dựa vào một mốc là thời điểm kết thúc năm tài chính để giới hạn về thời gian của thơng tin đối với tổ chức được đánh giá.

Việc ấn định số lượng các loại phí cũng là vấn đề rất phức tạp và mỗi quốc gia tùy theo tình hình thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng mà đưa ra các mức phí khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ áp dụng 9 loại phí, ở Canada là 4 loại, Pháp và Achentina khơng đưa ra các mức phí mà mức phí là một hàm số ln gắn với tình trạng rủi ro của ngân hàng.

Hiện nay, theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và căn cứ vào khung phí đó, Ngân hàng Nhà nước quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Đây là quy định mới của Luật thể hiện việc thu phí bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam đang dần chuyển sang cơ chế tính phí trên cơ sở mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc áp dụng cơ chế tính phí dựa trên mức độ rủi ro địi hỏi phải có những điều kiện lớn về tài chính, nhân lực để có thể đánh giá và phân loại chính xác các tổ chức tín dụng nên để có cơ sở thực hiện được cơ chế này thì trước hết cần sớm có những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật và quy định cụ thể các mức phí tương ứng, phù hợp với sự phân loại các tổ chức tín dụng. Trước khi Luật bảo hiểm tiền gửi được ban hành, Việt Nam áp dụng phương pháp tính phí trên cơ sở đồng hạng đối với mọi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khơng phân biệt quy mơ, hình thức sở hữu hay hình thức pháp lý của tổ chức tham gia bảo hiểm, theo đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình qn của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức đó (khoản 4 Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP). Về vấn đề thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, Luật mới vẫn kế thừa những quy định trước đây, theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Có thể thấy rằng, việc xác định mức phí và thời hạn nộp phí đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng và cụ thể. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm theo quy định thì ngồi việc phải nộp đủ số phí cịn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số

tiền chậm nộp, trước đây mức phạt này là 0,1% (Điều 8 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP). Sau thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 30 ngày mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt thì bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để nộp phí bảo hiểm và tiền phạt. Trước đây, pháp luật quy định trong trường hợp trên tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng đủ số dư để thực hiện việc trích nộp nêu trên thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nếu sau 03 tháng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng nộp đủ phí bảo hiểm kể từ ngày phải nộp phí theo quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp này, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước để báo cáo và đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ngay quyết định ngừng huy động tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Như vậy, có thể thấy việc truy thu phí bảo hiểm tiền gửi là trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ ra những quyết định cụ thể trên cơ sở đề xuất của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nhưng theo quy định mới của Luật bảo hiểm tiền gửi thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi về việc trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí bảo hiểm tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phải xử lý. Điều này đã phần nào thể hiện được vị thế độc lập tương đối của tổ chức bảo hiểm tiền gửi với Ngân hàng Nhà nước khi hai cơ quan này cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng hoạt động của mình chứ khơng đơn thuần là quan hệ hành chính như trước đây. Cịn trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì phải là sau khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng

Nhà nước phải trích tài khoản của tổ chức đó để nộp phí lần thứ hai. Ngồi ra, Luật mới đã quy định thêm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi trách nhiệm xử lý trong trường hợp có sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí, theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thơng báo và truy thu số phí cịn thiếu hoặc thối thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện có sự thiếu chính xác. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự sai sót trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nhân lực làm cơng tác tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu quan trọng của hệ thống bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo nguồn tài chính để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ). Theo số liệu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều nộp phí theo quy định. Năm 2011, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thu phí bảo hiểm tiền gửi của 1.180 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với tổng số phí thực nộp là 1.626,7 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng so với năm 2010. Tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm là khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Việc các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấp hành tốt các quy định về tính và nộp phí đã đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đảm bảo nguồn lực tài chính để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền.

Tuy nhiên, việc tính phí đồng hạng trên thực tế chỉ phù hợp với các nước mới triển khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi vì áp dụng nó giúp cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi tính và thu phí dễ dàng hơn so với việc phải đánh giá rủi ro của các ngân hàng để tính phí dựa trên mức độ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng. Nhưng cách tính phí này khơng tạo được sự bình đẳng và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, cụ thể là nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoạt động với mức độ rủi ro cao sẽ phải đóng mức phí cao hơn tổ chức hoạt động an tồn hơn, điều này khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động thận trọng hơn, giảm thiểu rủi ro cho

chính mình và cho tồn hệ thống ngân hàng nói chung. Một ví dụ cụ thể là ở một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của chúng ta là Malaysia hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)