Nhóm hệ số thanh khoản:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008 2012 (Trang 30 - 32)

III. KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:

2)Nhóm hệ số thanh khoản:

- Quy mô vốn điều lệ: như đã đề cập, PNB hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định theo Nghị định 14/NĐ-CP (vốn pháp định 3.000 tỷ đồng). Theo các quy định của Luật các TCTD và quy chế cho vay của NHNN, việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc tăng quy mô huy động và khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR: tỷ lệ này được quy định tại TT13/2000/TT- NHNN, tỷ lệ này tối thiểu phải là 9%. PNB luôn đạt và duy trì tỷ lệ này lớn hơn 9%.

- Hệ số vốn tự có/ vốn huy động – hệ số H1: quy chuẩn chung thì hệ số này phải đạt từ 5% trở lên. Hiện nay PNB đảm bảo được chỉ tiêu này. Năm 2008, hệ số

31

này đạt đến 13%. Có 2 vấn đề xem xét khi hệ số này quá cao: (i) – Hệ số H1 cao, rủi ro càng thấp; (ii) – Hệ số H1 cao, hiệu quả hoạt động thấp. Như vậy có thể thấy việc huy động tăng trong các năm qua đã kéo giảm tỷ lệ H1 xuống tiệm cận mức 5%, cho thấy khả năng huy động nguồn khá hiệu quả đi kèm là tỷ lệ rủi ro cũng tăng lên.

- Hệ số cấp tín dụng/ tiền gửi huy động (hệ số H5): Theo thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Nhà nước quy định tỷ lệ này của ngân hàng không được vượt quá 0,8. Như vậy, PNB đã cho vay vượt quá mức cấp tín dụng trên tiền gửi huy động cho phép, thậm chí cho vay đã vượt quá huy động vào trước năm 2012.

- Hệ số tương quan giữa tiền gửi tại các TCTD và tiền vay từ các TCTD (hệ số H7): Chính vì cho vay vượt quá huy động nên PNB phải tìm kiế m sự bù đắp bằng khoản vay từ các TCTD. Hệ số tương qua giữa tiền gửi và tiền vay tại các TCTD trong thời gian quan luôn nhỏ hơn 1 cho thấy PNB đang phụ thuộc khá nhiều vào việc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là nghi vấn cho thấy PNB đang đối mặt với các khó khăn về thanh khoản.

32

KẾT LUẬN

Thực tế chứng minh cho vấn đề về thanh khoản của PNB khi vào năm 2011, PNB bị đặt vào tình trạng thiếu thanh khoản và xếp vào nhóm 4 trong tiêu chí phân loại của NHNN. Và tất nhiên NHNN đã hành động bằng việc cho PNB vay trên liên ngân hàng của như chỉ đạo các Ngân hàng có gốc Nhà Nước sở hữu hỗ trợ tối đa thanh khoản cho PNB. Đến năm 2012, vấn đề thanh khoản cơ bản đã đảm bảo khi huy động tăng nhanh hơn tăng tín dụng, tỷ lệ cho vay/huy động giảm về mức 75%, thấp hơn chuẩn an toàn 0,8 mà NHNN quy định. Sang năm 2013, PNB được xếp vào các ngân hàng nhóm 2 và cho phép tăng trưởng tín dụng đến 15%. Tuy nhiên, việc tính toán các hệ số an toàn dựa trên số liệu kế toán mang tính chất thời điểm, có nghĩa là giữa rủi ro trên sổ sách và rủi ro thực tế hoạt động có độ vênh nhất định. Do vậy PNB vẫn sẽ còn tiềm ản nhiều nguy cơ thanh khoản trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008 2012 (Trang 30 - 32)