Tỷ lệ lãi cận biên – NIM:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008 2012 (Trang 26 - 30)

III. KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:

2) Tỷ lệ lãi cận biên – NIM:

2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 1,15% 1,45% 0,65% 0,26% -0,39%

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên -0,29% 0,19% 0,73% 0,51% 1,21%

Nguồn: tính toán từ Báo cáo thường niên PNB 2008 - 2012

Xu hướng chung cho thấy NIM giảm dần từ năm 2010 đến 2012. Ngoại trừ năm 2009, NIM tăng từ 1.15% năm 2008 lên 1.45% năm 2009 dẫn đến ROA và ROE đều tăng.

27

Chênh lệch lãi suất bình quân trong giai đoạn 2008 – 2012

Tương tự NIM, chênh lệch lãi suất bình quân của PNB nhìn chung xu hướng giảm chiếm ưu thế. Thậm chí đến năm 2012 lã i suất đầu vào vượt lãi suất đầu ra trong năm 2012 đưa tỷ lệ này xuống -0.57%.Chênh lệch giảm dần lãi suất đầu vào đầu ra cho thấy áp lực cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng.

28

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của PNB nhìn chung thấp hơn hẳn so với mặt bằng các ngân hàng tương đương. Trong khi tỷ lệ trung bình trong giai đoạn nay theo xu hướng tăng thì tỷ lệ của PNB lại giả m. Như vậy có thể thấy tuy tín dụng vẫn được duy trì và tăng trưởng nhưng tính hiệu quả thì không cao. Phần thu nhập ngoài lãi (hoạt động mua bán chứng khoán) gia tăng như đã đề cập đã bù đắp được sự sụt giảm của thu nhập lãi thuần và nhờ đó mà PNB tránh được việc thua lỗ ở năm 2012. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mà hệ quả là từ việc phát s inh thêm các khoản nợ xấu và việc tăng vốn điều lệ làm gia tăng tổng tài sản, dẫn đến ROA và ROE không thể duy trì như các năm trước. Tỷ lệ sinh lời của PNB đang thấp nhất nếu so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô và sức mạnh cạnh tranh. Đây là vấn đề cần lưu ý nếu PNB tính toán đến các cơ hội phát triển trong tương lại.

IV.PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM:

1) Rủi ro tín dụng: thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Hệ số này là tín hiệu cảnh báo cho mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

29

Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng trở lại sau khi đạt giá trị thấp nhất vào năm 2010. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức cảnh báo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (>3%).

Việc trích lập dự phòng các khoản nợ xấu theo đúng tinh thần của QĐ 493/NHNN là m tăng thêm chi phí, dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Xem xét tương quan giữ các khoản dự phòng và sự tăng trường của tổng dư nợ cho thấy PNB chưa đánh giá một cách đúng mức về các rủi ro tín dụng đi kèm khi tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng dư nợ 59% nhưng chi phí trích lập dự phòng lại g iảm 16%. Hệ quả là tỷ lệ trích lập dự phòng tăng cao ở các năm sau do buộc phải trích lập thêm khi các khỏa nợ bị chuyển nhóm.

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản của PNB đứng thứ 2 sau PGBank nếu so với các ngân hàng cùng quy mô và năng lực cạnh tranh. Điểm chung của các ngân hàng trong cùng nhóm so sánh là tỷ lệ nợ xấu khá cao, gần chạm mức cảnh báo của NHNN. Khoảng cách giữa PNB và

30

ngân hàng có nợ xấu thứ 3 là Saigonbank khá thấp tuy nhiên việc gần chạm ngưỡng 3% sẽ cho thấy độ rủi ro cả về kinh doanh lẫn pháp lý.

Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008 2012 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)