Về trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp của Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực của thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

2.1. Thực trạng các quy định phápluật về năng lựccủa Thẩm phán

2.1.1. Về trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp của Thẩm phán

Trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp chính là trình độ học vấn, là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực của Thẩm phán. Để khẳng định vai trò quan trọng đó, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể điều chỉnh về trình độ đào tạo và điều kiện về bằng cấp của Thẩm phán. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, Thẩm phán phải có trình độ cử nhân luật và phải được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

Theo Luật tổ chức TAND năm 2014, tại Điều 67 quy định:

Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo

vệ công lý, liêm khiết và trung thực; Có trình độ cử nhân luật trở lên;

Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật; Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, để một người có thể trở thành Thẩm phán theo pháp luật hiện nay, về mặt bằng cấp nhất thiết phải có tối đa hai loại bằng cấp sau: bằng cử nhân luật và chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử.

Thứ nhất, bằng cử nhân luật là chứng nhận về mặt pháp lý đối một cá nhân đã được đào tạo về chuyên ngành luật ở bậc đại học và đã hoàn thành tất cả các khóa học. Bằng cử nhân này có thể do các trường đại học trong nước hoặc ngoài nước cấp; có thể là bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy hay tại chức.Trước đây, Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

37

ngày 01/04/2003 của TAND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, “Có trình độ cử nhân luật” là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.Các trường đại học đào tạo về chuyên ngành luật là nơi cung cấp đầy đủ nhất những kiến thức pháp lý cơ bản, những vấn đề lý luận cơ sở- nền tảng đầu tiên cho những người học luật. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, kiến thức cơ bản luôn là yếu tố nhất thiết cần phải có.

Thứ hai, chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử là chứng nhận về mặt pháp lý đối với một cá nhân đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại các cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp trong và ngoài nước. Trước đây, theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01-04-2003 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân,“Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử” là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận. Việc được đào tạo về nghiệp vụ xét xử chính là việc đào tạo chuyên sâu, bài bản về các chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt nhất là các kỹ năng xét xử mà các Thẩm phán sẽ đảm nhiệm khi ra thực tiễn công tác.

Hiện nay ở Việt Nam, Học viện tư pháp, Học viện Toà án là nơi đào tạo chuyên nghiệp nhất và cấp các chứng chỉ đào tạo các chức danh tư pháp, trong đó có đào tạo Thẩm phán.

38

Mặc dù trình độ đào tạo và điều kiện về bằng cấp chưa phải là những yếu tố quyết định toàn bộ năng lực của Thẩm phán vì chưa thể khẳng định được những người có bằng cấp là người có năng lực đúng như bằng cấp thể hiện. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, bằng cấp chính là hình thức thể hiện trình độ học vấn của một Thẩm phán, nhìn vào đó phần nào có thể đánh giá kiến thức của người đó đến đâu. Và vì thế khi lựa chọn Thẩm phán còn cần có thêm những yếu tố khác được đưa ra xem xét đánh giá. Khi đó sẽ khẳng định được bằng cấp có thể hiện đúng năng lực hay không.

Như vậy, về mặt thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì tất cả các Thẩm phán TAND các cấp của nước ta đều có trình độ cử nhân luật và được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử. Qua đó, chúng ta thấy công tác đào tạo Thẩm phán ở nước ta đã có sự phát triển, chứng tỏ rằng nghề Thẩm phán ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình và được Nhà nước chú trọng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực của thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)