Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực của thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90 - 102)

3.3. Những giải pháp cụ thể

3.3.8. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp cụ thể trên, các giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, bao gồm:

Thứ nhất, cần trang bị đầy đủ những điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động xét xử của đội ngũ Thẩm phán như trụ sở, phương tiện làm việc, máy tính, internet…để họ có thể yên tâm công tác như tinh thần mà Nghị quyết 08 đã đề ra trong chiến lược cải cách tư pháp: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Tòa án còn hạn chế. Từ đó, cần có chính sách đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngành Tòa án. Hiện nay, ngành Tòa án cũng đã có chủ trương phát triển hệ thống ghi âm, ghi hình cho các Tòa án cấp tỉnh nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai và nâng cao chất lượng phiên tòa. Tuy nhiên, ở TAND cấp quận, huyện thì chưa được đầu tư hệ thống này. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cho thấy việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống ghi âm, ghi hình tại các Tòa án hiện nay là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải trang bị đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn bộ ngành TAND. Đồng thời cần phát triển trang thông tin điện tử riêng của Tòa án để công bố các thông tin xét xử, lịch xét xử, mẫu đơn và các hoạt động của Tòa án. Cổng thông tin điện tử của TANDTC công khai cho tất cả mọi người truy cập trừ một TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

82

số phần liên quan đến nghiệp vụ của riêng bộ phận thống kê và quản trị mạng. Ngoài ra, xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến và dự án xây dựng trung tâm dữ liệu và hệ thống phần mềm quản lý công việc để quản lý hồ sơ các vụ án cũng cần được nghiên cứu và đưa vào nghiên cứu, áp dụng.

Thứ hai, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các Tòa án. Ngân sách phân bổ cho hoạt động của ngành Tòa án hiện nay được thực hiện theo cơ chế phân bổ kinh phí theo số lượng biên chế đã gây ra khá nhiều bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm hoạt động của ngành Tòa án. Cơ chế “khoán chi” trên thực tế chỉ có thể phù hợp với hoạt động hành chính khi mà các hoạt động đó có thể dự liệu trước vì chúng có tính chất đơn giản và lặp đi lặp lại. Ngược lại, các hoạt động xét xử phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phức tạp, tính chất của từng loại vụ án nên khó có thể áp dụng “khoán”. Vì ngân sách được phân bổ hạn chế nên các Tòa án phải cố gắng hoạt động trong khoản ngân sách được phân bổ. Một số Tòa án nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp cho một số hoạt động cụ thể của Tòa án như mua sắm trang thiết bị, chi phí xét xử lưu động, tổ chức sự kiện của ngành Tòa án…Tuy nhiên, các khoản chỉ được cấp trên cơ sở đề nghị của Tòa án mà không phải là hỗ trợ thường xuyên. Thực trạng này dề dẫn tới hậu quả: Tòa sẽ thiếu ngân sách để hoạt động, Tòa sẽ cắt giảm “chất lượng” của hoạt động của Tòa án để giảm chi phí, ví dụ như không yêu cầu giám định tư pháp; hoặc cắt giảm khối lượng công việc của Luật sư chỉ định do Tòa án mời. Do đó, cần phải đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho ngành Tòa án theo hướng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động và hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống Tòa án. Tòa án phải được cung cấp đủ tài chính thông qua cơ chế cấp ngân sách hoạt động minh bạch, rõ ràng và không bị phụ thuộc, ảnh hưởng và cơ quan phê duyệt ngân sách để bảo đảm được tính độc lập của mình.

83

Thứ ba, cần phải có chế độ cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác. Lương thực tế hiện nay chưa đủ nuôi sống Thẩm phán và gia đình, Thẩm phán lại không được buôn bán, làm dịch vụ. Điều này dễ phát sinh tiêu cực đối với những Thẩm phán không có lập trường vững vàng. Các chế độ đãi ngộ khác (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp bồi dưỡng phiên tòa…) cũng quá thấp, chưa tương xứng với tính chất đặc thù công việc và trách nhiệm ngày càng cao của Thẩm phán.Do vậy, nó hạn chế nguồn Thẩm phán và sự khuyến khích đội ngũThẩm phán phấn đấu vươn lên. Những bất cập, hạn chế trong chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác cũng đã khiến cho việc điều động, biệt phái Thẩm phán gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên cần thiết phải xây dựng, nghiên cứu sửa đổi một cách tổng thể chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán. Cần quan tâm, điều chỉnh căn bản tiền lương và các phụ cấp khác. Cần sửa bảng lương của Thẩm phán theo hướng mức lương của Thẩm phán phải được cao hơn, điều chỉnh mức lương của Tòa án các cấp sao cho hợp lý với mức lương tối đa của ngạch lương Thẩm phán: Thẩm phán tòa án cấp dưới ít nhất là bằng mức lương khởi điểm của ngạch lương Thẩm phán cấp cao hơn. Đối với các phụ cấp khác cần có sự điều chỉnh, nhất là đối với các Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện trong thẩm quyền xét xử đã được tăng và Thẩm phán cấp huyện phải gách vác nhiều công việc mà Tòa án cấp tỉnh đã làm. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có chế độ vật chất ưu tiên đủ mạnh để thu hút Thẩm phán về các đơn vị Tòa án cấp huyện như sửa đổi nâng cao chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt,…tạo điều kiện cho Thẩm phán công tác lâu dài.Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán phải căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nước ta và phải xem xét đến thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ Thẩm phán. Hiện nay, không thể áp dụng tăng lương để làm biện pháp hạn chế tiêu cực của Thẩm phán mà cần giải quyết đồng bộ với các biện pháp khác về tổ chức, quy định của pháp luật, dư luận xã hội, cơ chế quản lý.

84

Kết luận chƣơng 3

Từ những phân tích trên cho thấy, việc bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chínhở Việt Nam hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để làm tốt điều này cần phải có những quan điểm chung, giải pháp chung mang tính định hướng và các giải pháp cụ thể, toàn diện, khắc phục được tất cả những hạn chế, tồn tại về mặt thực tiễn các quy định và việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với năng lực của Thẩm phán. Các giải pháp chungmang tính chiến lược lâu dài và phải được sự hỗ trợ của toàn cấp toàn ngành và toàn dân. Các giải pháp cụ thể xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm mục đích bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật ở Việt Nam về Thẩm phán để từ đó đảm bảo năng lực của Thẩm phán. Các giải pháp cụ thể bảo đảm: chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng; trình độ chuyển môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; phẩm chất đạo đức; văn hóa ứng xử và chất lượng xét xử nhằm đi vào trọng tâm của các yếu tố bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính. Mỗi giải pháp đều có nhiệm vụ riêng nhưng cuối cùng cũng vì mực tiêu chung là đảm bảo năng lực của Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành tư pháp là bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật; góp phần nâng cao kết quả và chất lượng xét xử trong xét xử vụ án hành chính ở nước ta hiện nay.

85

KẾT LUẬN

Thẩm phán - những người điều chỉnh cán cân công lý có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và vì thế khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm, dần hướng tới nâng cao năng lực của Thẩm phán hơn nữa. Điều này được quy định trong phương hướng, nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta bằng việc cụ thể hóa, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, theo tinh thần Hiến pháp, các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và các mục tiêu chính trị.

Thẩm phán là một loại công chức đặc biệt, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nói chung và xét xử tại phiên tòa nói riêng. Hơn ai hết, tư cách và năng lực của Thẩm phán là sự phản ảnh rõ nét bản chất của chế độ. Tuy nhiên, ở các chế độ xã hội khác nhau, cơ chế tổ chức nhà nước khác nhau thì địa vị pháp lý, quy chế pháp lý và vai trò của Thẩm phán cũng sẽ khác nhau, nó phản ảnh bản chất chính trị của chế độ trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về Thẩm phán và năng lực của Thẩm phán là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện tốt chức năng xét xử các vụ án nói chung, các vụ án hành chính nói riêng. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định và phán quyết của mình. Trong xét xử các vụ án hành chính, phán quyết của của Thẩm phán có ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và danh dự, uy tín của cơ quan nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước; đồng thời bảo vệ tính uy nghiêm của Hiến pháp và pháp luật. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Thẩm phán phải có năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử các vụ án hành chính công bằng, khách quan, đúng pháp luật.

Qua những phân tích, Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và việc áp dụng các quy định đó đối với năng lực của Thẩm phán trên cơ sở thực tiễn xét xử các vụ TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

86

án hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay. Qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội cho thấy về cơ bản các Thẩm phán đều có năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử các vụ án hành chính, hoàn thành trách nhiệm được giao phó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua việc xét xử tại phiên tòa, Thẩm phán góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, thực trạng các quy định pháp luật về Thẩm phán và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hành chính – qua thực tiễn thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó cần tìm ra những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật, thực trạng kết quả cùng với chất lượng xét xử các vụ án hành chính và nguyên nhân của nó để đưa các các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính. Các giải pháp nhằm bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại của thực trạngpháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật. Trong Luận văn này, tác giả đã tìm ra được những bất cấp, thiếu xót của các quy định pháp luật về năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua phân tích thực tiễn ở thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp khắc phục nhằm bảo đảo năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính.

Bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, trong quá trình cải cách tư pháp là không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn bảo đảm các yếu tố tạo nên năng lực của Thẩm phán. Trước yêu cầu hội nhập và phát triểncủa giai đoạn hiện nay, những quy định của pháp luật về chế định Thẩm phán ngày càng phải được sửa đổi, bổ sung và dần hoàn thiện để phát huy được năng lực, đạo đức, nhân cách của người Thẩm phán trong việc xét xử vụ án nói chung, xét xử các vụ án hành chínhnói riêng một cách nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật.Để nâng bảo đảm của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của của quần chúng nhân dân và sự nỗ lực của chính bản thân mỗi người Thẩm TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

87

phán. Tất cả các điều này đều vì một mục đích chung đó là xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ bảo vệ pháp luật vừa có tâm, vừa có tầm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.

Luận văn đạt được những kết quả nhất định trong phạm vi tác giả tổng kết được từ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để mang lại kết quả tốt hơn trong quá trình nghiên cứu của mình.

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt www.Wikipedia.org

2. Bộ chính trị(2002) Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ chính trị(2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ chính trị(2005) Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bùi Kim Chi (2005), Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3/2005.

6. Cao Thị Nga (2014),Văn hoá pháp luật của Thẩm phán trong lĩnh vực tố

tụng hành chính, Luận Văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội.

7. Carlo Guarnieri, “Trình độ chuyên môn của thẩm phán Ý, Pháp và Đức”,

Kỷ yếu hội thảo quốc tế về phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp-

kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Tr.3.

8. Cẩm Huyền(2010), Vụ nhớ đời của một thẩm phán bị đương sự đe dọa, báo điện tử VietNamnet.

9. Cmac(1995), Toàn tập.Tập1,Nxb Chính trị quốc gia- sự thật Hà Nội.

10. Chủ tịch nước (1946), Sắc lệnh số 13/SLvề tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán.

11.Đào Trí Úc (2014), “Vị trí trung tâm của Tòa án trong chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính.

12.Đặng Thanh Nga (2002) , Các phẩm chất nhân cách cơ bản của Thẩm phán, Tạp chí Luật học số 5/2002;

89

13.Đặng Vũ Huân, Bùi Nguyên Khánh(2014), “Quy định của Hiến Pháp và pháp luật về bảo đảm sự độc lập của thẩm phán”, Tạp chí dân chủ về pháp luật tháng 10/2014.

14. Đinh Văn An,Võ Trí Thành(2002), Thể chế- cải cách thể chế và phát

triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

15.Đinh Văn Quế (2008), Một số vấn đề cần chú ý đối với Thẩm phán – Chủ

tọa phiên tòa khi xét xử vụ án hình sự, Tạp chí TAND số 14 kỳ III tháng

7/2008.

16.Đỗ Gia Thư (2006), Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán

ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

17. Hoàng Thị Thoa (2014), Vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành

phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2013), Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực của thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90 - 102)