KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến (Trang 25 - 27)

Tóm lại, mặc dù nguồn tư liệu về luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến trước thế kỷ XIX còn rất nhiều tản mạn và hầu như không còn nhưng trên những nét cơ bản từ các nguồn sử liệu cũ ta rút ra kết luận sau:

a/ Pháp luật bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội. Việc chuộc tội bằng tiền đã tạo ra sự lộng hành của tầng lớp quan lại, quý tộc và những người giàu có đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Dân chúng bị đối xử hà khắc, việc vi phạm các quy định về ăn mặc, xây dựng nhà cửa như những người thuộc tầng lớp trên xã hội bị pháp luật trừng trị rất nặng.

b/ Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được áp dụng trong một số trường hợp. Theo An Nam chí lược thì pháp luật thời Lý cũng như thời Trần, nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được quy định chặt chẽ: mười hộ hợp thành một bảo để kiểm soát lẫn nhau và cùng phải chịu trách nhiệm hình sự khi một người nào đó trong bảo phạm tội.

c/ Chế độ hình phạt hà khắc. Thời kỳ này chế độ ngũ hình cổ điển (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) được áp dụng rộng rãi và bổ sung thêm hàng loạt các hình phạt khác có tính chất đầy đọa thân thể, lăng nhục, xúc phạm con người như chặt ngón chân, ngón tay, thích chữ vào mặt, chôn sống, bắt làm nô tỳ cho người khác.

d/ Pháp luật thời kỳ này, trước hết bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của vua quan và các tầng lớp trên của xã hội. Việc quy định các tội thập ác phản ánh rất rõ điều này. Phạm tội thập ác không được phép chuộc tội và bị xử rất nặng. Trong mười tội có năm tội là những hành vi xâm phạm đến sự an toàn và tính mạng của triều đình, vua quan. Cũng cần phải nói thêm rằng dưới thời Lý, Trần có tồn tại Hoàng tộc pháp nhằm bảo đảm sự trường tồn của dòng họ và vương triều. Sử cũ còn ghi lại sự tích hội đền Đồng Cổ ngày 04 tháng 4 hàng năm, bắt nguồn từ sự biến tam vương tranh giành ngôi vua khi Lý Thái Tổ mất. Trong ngày đó, các quan lại phải có mặt ở đền này để tuyên

thệ: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung xin thần minh giết chết" Các quan ai vắng mặt bị phạt 50 trượng.

đ/ Pháp luật thời kỳ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê có một quy chế thành văn ra sao chúng ta chưa rõ. Đến thời kỳ Lý - Trần, pháp luật bảo vệ trật tự luân lý theo tinh thần Nho giáo và trật tự đẳng cấp trong xã hội. Pháp luật Lý - Trần cấm nô tỳ lấy không được kết hôn với con cái của dân tự do, không được xăm mình như dân tự do, không được xây dựng nhà cửa, ăn, mặc như quan lại.

e/ Pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu. Từ thời Lý và nhất là thời nhà Trần, các tội trộm cắp, xâm phạm tài sản của nhà nước, của dân bị xử phạt rất nặng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đặc điểm chủ yếu của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)