Đóng góp thực tiễn của các DNVNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 60)

2. Kinh nghiệm quản lý của một số Quốc gia

2.3.2. Đóng góp thực tiễn của các DNVNN ở Việt Nam

Những nghiên cứu ở Chương 1 đã cho thấy tính tất yếu của việc tồn tại các DNVNN và những đóng góp của các doanh nghiệp đó cho bất kì nền kinh tế nào, đặc biệt là nền kinh tế của các nước đang phát triển như VIệt Nam.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: đó là nguồn bổ xung vốn quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, v.v…Bên cạnh đó sự phát triển của các DNVNN cũng tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước (DNTN) phải tự đổi mới để cạnh tranh. Nhìn chung sự hình thành và phát triển các DNVNN có những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta như sau:

a. Về mặt kinh tế.

Các DNVNN thu hút nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn trong nước, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Hình 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%).

Năm 2004 Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội lớn giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được tình trạng thiếu vốn qua nhiều năm hoạt động, tăng khả năng đầu tư vào tái sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời kì 1991 - 1995 tỷ trọng của FDI trong đầu tư toàn xã hội chiếm 30%, là mức cao nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ này đã giảm dần chiếm 23,4% trong giai đoạn 1996 - 2000, trong 5 năm 2001 - 2005 và hai năm 2006, 2007 chiếm 16,7%.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu không có khu vực đầu tư nước ngoài hỗ trợ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam chỉ đạt 4 - 6%.

Đầu tư nước ngoài mà chủ yếu thông qua các DNVNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH – HĐH, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% năm 1991 lên 40% năm 2004.

Đến nay khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm…

ĐTNN đã kích thích lĩnh vực dịch vụ Việt Nam, nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, kinh doanh Bất Động Sản, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…

Các DNVNN tiếp nhận FDI, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành quan trọng của đất nước như: viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, lắp ráp ô tô xe máy…Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến trong nước và tương đương với các nước trong khu vực. Hầu hết các DNVNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại từ công ty mẹ.

ĐTNN thông qua các DNVNN tạo tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Thông qua sự liên kết giữa các DNVNN với các DNTN, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ DNVNN đến các thành phần kinh tế khác và góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các DNTN.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các DNVNN góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các KCN, KCX, KCNC và vùng kinh tế trọng điểm. Với hơn 150 KCN, KCX, KCNC như hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc -Trung –Nam là đầu tầu cho sự phát triển kinh tế của cả nước.

DNVNN góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thời kì 1996 - 2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuát khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%; năm 2003 chiếm 31%, tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007.

Cùng với sự phát triển các DNVNN ở Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào NSNN ngày càng tăng, thời kì 1996 - 2000, (không kể thu từ dầu thô) đạt 1,49 tỷ USD. Trong năm 2001 - 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/ năm. Những năm gần đây, mức đóng góp hàng năm vào ngân sách của khu vực có vốn FDI đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD

b. Về mặt xã hội.

ĐTNN thông qua các DNVNN góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực.

Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác, số lao động làm việc trong các DNVNN tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người (cuối 1995) tăng lên 37,9 vạn người (cuối 2000) tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 lại tăng lên gấp 2,5 lần so với năm 2000. Trong hai năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng này tính đến cuối mỗi năm đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động ở các DNVNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp hiện đại. Đặc biệt hiện nay các chuyên gia Việt Nam làm việc tại các DNVNN đã dần thay thế chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, mở rộng hình thức đầu tư, giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

ĐTNN tạo điều kiện cho nước ta mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Thông qua đó, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

c. Về mặt môi trường.

Nhìn chung các DNVNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với các DNTN, vì họ có khả năng tài chính để tiếp cận với các kĩ năng, thiết bị bảo vệ môi trường hiện đại. DNVNN trở thành “hình mẫu” giới thiệu kiến thức quản lý môi trường hiện đại vào Việt Nam, cũng như tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các DNTN cải thiện kết quả môi trường của mình; ĐTNN góp phần tạo điều kiện để sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, làm giảm ô nhiễm; ĐTNN tạo điều kiện cho các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên,… được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn và trở thành lợi thế cạnh tranh.

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng hoạt động FDI tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như: kết quả thu hút đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vốn FDI thực hiện tuy đã tăng dần qua từng năm nhưng nhìn chung việc giải ngân nguồn vốn này vẫn còn chậm, chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn; phần lớn vốn đầu tư vào Việt Nam là từ các nước Châu Á (Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc…); đầu tư từ Hoa Kỳ và các nước EU tuy có tăng nhưng vẫn chậm so với tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều và chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên; cơ cấu phân bố vốn ĐTNN theo ngành còn có những bất hợp lý, mới tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh. ĐTNN cũng tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, trong khi các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như vùng núi phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp.

Về mặt xã hội, tình trạng tranh chấp lao động trong các DNVNN có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tác động tới tâm lý nhà đầu tư, cũng như ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh…

Với những kết quả nêu trên, vị trí, vai trò và những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã được khẳng định là một trong những kênh quan trọng thu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp quan trọng cho NSNN. Quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI thông qua các DNVNN trong hơn 20 năm qua đã khẳng định đường lối của Đảng và Nhà nước về vai trò của nguồn vốn này cũng như vai trò của các DNVNN đã được thực thi hiệu quả và sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn tới nhằm thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3. Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước đối với các DNVNN ở Việt Nam.

3.1. Thực trạng ban hành các Văn bản pháp luật của Nhà nước đối với các DNVNN.

Quan điểm đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại và thu hút FDI đã được thể hiện thành các chủ trương và biện pháp tổ chức thực hiện tích cực của Nhà nước.

Tháng 12/1987, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 12/11/1996, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở bổ sung một cách cơ bản Luật Đầu tư năm 1987 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 1990,1992.

Ngày 9/6/2000, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Đạo luật sửa đổi năm 2000 đã đưa ra những quy định nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các DNVNN. Tiếp đó Nghị định số 24/2000/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Luật

đầu tư nước ngoài 2000 tạo điều kiện xích gần hơn giữa ĐTTN và ĐTNN, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập và đảm bảo các cam kết quốc tế, làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thông thoáng hơn so với trước đây và so với một số nước trong khu vực.

Cho đến Luật Đầu tư 2005, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài mới được hình thành một cách đầy đủ nhất. Văn bản này đã thực sự tạo ra một sân chơi chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật mới đã đảm bảo quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm, cũng như đưa ra nhiều quy định mới để đảm bảo các lợi ích của nhà đầu tư trong môi trường cạnh tranh mới. Luật mới cũng sửa đổi lại hệ thống ưu đãi đầu tư theo hướng đơn giản hoá thủ tục, bổ xung các điều khoản đảm bảo đầu tư liên quan tới thương mại cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Sau hơn hai năm thực hiện, có thể chưa đủ điều kiện để đánh giá một cách đầy đủ tác động của văn bản pháp luật, song nhìn vào những kết quả đã đạt được trong việc thu hút ĐTNN có thể thấy rằng các văn bản pháp lý đã có tác động tích cực. Quá trình xây dựng và phát triển Luật ĐTNN cho thấy đó là văn bản pháp luật đã bám sát được tình hình thực tiễn, tạo thành nền tảng pháp lý quan trọng để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát huy vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế Việt Nam.

Về cơ quan quản lý FDI, ngay khi ban hành luật FDI, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) đã được thành lập vào đầu năm 1989 để thúc đẩy, phê chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát FDI ở Việt Nam, chịu trách nhiệm và giải quyết đơn từ xin đầu tư. Từ năm 1997, chức năng này chuyển về cho vụ quản lý và vụ thẩm định dự án thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ năm 2003, hai vụ này sáp nhập lại và đổi tên thành Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.2. Những tồn tại trong việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các DNVNN.

3.2.1. Chiến lược hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng nên kết quả thu hút các DNVNN còn nhiều tồn tại:

Cơ cấu vốn đầu tư tuy có nhiều tiến bộ nhưng khi nghiên cứu, phân tích theo từng nghành, từng vùng ta thấy các dự án còn tập trung nhiều vào những ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất gia công lắp ráp, khách sạn du lịch, còn các ngành yêu cầu kĩ thuật cao có tỷ lệ vốn đầu tư còn thấp. Các dự án phần lớn tập trung vào những vùng có cơ sở hạ tầng tốt như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai còn miền núi, Tây Nguyên tuy có nhiều tiềm năng nhưng vốn đầu tư vào lại ít.

Đối tác đầu tư phần lớn là những nhà đầu tư nhỏ trong khu vực, trong khi các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia mới chỉ vào rất ít, ở giai đoạn thăm dò.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn nhiêu khê. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến về việc xin giấy phép đầu tư, thủ tục thuê đất, xin giấy phép xây dựng cũng như thủ tục triển khai các dự án trong quá trình xây dựng cơ bản, thủ tục kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu của các DNVNN còn phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

3.2.2. Việc thực thi chức năng kiểm tra, hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với hoạt động của các DNVNN vẫn bộc lộ nhiều yếu kém:

Mặc dù kiểm tra các DNVNN nhiều nhưng chất lượng kiểm tra còn chưa đạt yêu cầu, sự buông lỏng trong quản lý gây ra tình trạng không phát hiện kịp thời những yếu kém trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Về kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của phía Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng do thiếu hiểu biết, ít thông tin, lại chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý vĩ mô nên còn nhiều tiêu cực trong vấn đề chuyển giao công nghệ. Điều này đã dẫn đến chúng ta trở thành “ bãi thải công nghiệp” khi tiếp nhận phải những máy móc, thiết bị công nghệ lỗi thời làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, thậm chí gây thiệt hại lớn cho phía Việt Nam.

Hệ thống cơ quan xúc tiến đầu tư vào Việt Nam còn mỏng, đặc biệt là các kênh thông tin, tài liệu giới thiệu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, danh mục dự

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w