Tình hình cấp phép

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 33)

2. Kinh nghiệm quản lý của một số Quốc gia

2.1.1. Tình hình cấp phép

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có 9.810 dự án ĐTNN được cấp phép với tổng số vốn đăng kí (VĐK) đạt khoảng 99 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép thời kì 1988 – 2007 ĐV: Triệu USD

STT Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện

1 1988 37 341.7 2 1989 67 525.5 3 1990 107 735.0 4 1991 152 1291.5 328.8 5 1992 196 2208.5 574.9 6 1993 274 3037.4 1017.5 7 1994 372 4188.4 2040.6 8 1995 415 6937.2 2556.0 9 1996 372 10164.1 2714.0 10 1997 349 5590.7 3115.0 11 1998 285 5099.9 2367.4 12 1999 327 2565.4 2334.9 13 2000 391 2838.9 2413.5 14 2001 555 3142.8 2450.5 15 2002 808 2998.8 2591.0 16 2003 791 3191.2 2650.0 17 2004 811 4547.6 2852.5 18 2005 970 3839.8 3308.8 19 2006 987 12004.0 4100.1 20 2007 1544 21347.8 8030.0 21 Tổng số 9810 99596.2 45445.5 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ năm 1988 đến năm 1990 chỉ có 211 dự án được cấp phép với tổng VĐK hơn 1,6 tỷ USD, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ từ Châu Á, nhất là Hồng Kông và Đài Loan.

Thời kì 1991 - 1996 được xem là thời kì “bùng nổ’’ ĐTNN tại Việt Nam, là “làn sóng ĐTNN’’ đầu tiên tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép, tổng

VĐK 27,8 tỷ USD; năm 1996 có 372 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng kí đạt 10,1 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7/1997 làm dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam giảm, do chính sách của một số nước trong khu vực tạm thời ngưng đầu tư ra nước ngoài để củng cố nền kinh tế của mình, đồng thời, bản thân các nhà đầu tư cũng gặp phải nhiều khó khăn. Trong 3 năm 1997 - 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng số VĐK 13,2 tỷ USD nhưng vốn đăng kí năm sau ít hơn năm trước, cho thấy chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ; VĐK năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998. Cũng trong thời gian này nhiều dự án được cấp phép những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến nay, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, VĐK năm 2000 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng kí giảm, bằng 91,6% so với năm 2001.

Vốn đăng kí có xu hướng tăng dần từ năm 2003 đến nay. Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN’’ thứ hai vào Việt Nam. Năm 2003 vốn đăng kí tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 tăng 42,9% so với năm trước, năm 2005 tăng 58% so với năm 2004, năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 69% so với năm 2006.

Giai đoạn 2001 – 2005, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD. Năm 2005 vốn cấp mới đạt 6,84 tỷ USD. Nhìn chung trong giai đoạn này vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức cao năm sau so với năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%). Trong hai năm 2006 - 2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng khích lệ với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn, đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng và dịch vụ.

Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án tăng dần qua các giai đoạn, tuy có thay đổi trong vài năm khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kì 1988 - 1990 đạt 7,5 triệu USD/ dự án/ năm, giai đoạn 1991 - 1995 đạt 13,0 triệu USD/ dự

án/ năm, giai đoạn 1996 -2000 đạt 14,8 triệu USD/ dự án/ năm. Hai năm 2006 -2007 đều đạt mức trung bình 14,4 triệu USD/dự án/ năm.

Thu hút FDI trong năm 2008 tiếp tục đạt kết quả cao.

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 (tính đến ngày 19/12/2008)

TT Chỉ tiêu ĐVT 12/2008Tháng Năm 2007 2008Năm So cùng kỳ

I/ Tình hình thực hiện

Vốn đầu tư thực hiện Triệu USD 1,450 8,030 11,500 143.2%

II/ Cấp mới và tăng vốn

1 Số dự án cấp mới Dự án 112 1,544 1,171 75.8% 2 Vốn đăng ký cấp mới Triệu USD 1,254 18,718 60,271 322.0% 3 Số lượt dự án tăng vốn Lượt dự án 38 420 311 74.0%

4 Vốn tăng thêm Triệu

USD 219 2,629 3,740 142.3%

5 Vốn cấp mới và tăng thêm

Triệu

USD 1,473.3 21,347.0 64,011.0 299.9%

Nguồn: Báo cáo nhanh Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 - Cục Đầu tư nước ngoài Ghi chú: Số liệu tính theo các báo cáo nhận được tới thời điểm 19/12/2008.

Tính tất cả các dự án kinh doanh hạ tầng và các dự án trong KCN, KCX

Chỉ tính riêng tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án ĐTNN được cấp phép mới với tổng số VĐK đạt 1,2 tỷ USD. Theo đó, số dự án được cấp phép từ đầu năm đến ngày 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng VĐK đạt 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng tăng gấp 3,2 lần về VĐK so với năm 2007, bình quân vốn đăng kí của một dự án đạt 51,5 triệu USD tăng 37,1 triệu USD so với mức bình quân năm 2007.

Trong tổng số dự án được cấp phép mới năm 2008, các dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng kí.

Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới 12 tháng – 2008 theo hình thức đầu tư (tính đến ngày 19/12/2008).

STT Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT VĐL 1 100% vốn nước ngoài 882 31.169.006.73 0 8.932.578.277 2 Liên doanh 213 27.159.245.022 5.930.323.091 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4 43.730.000 21.580.000 4 BOT 1 35.800.000 10.800.000 5 Công ty cổ phần 71 1.863.594.258 533.697.653 Tổng số 1.171 60.271.376.04 0 15.428.979.021

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng kí tăng thêm 311 dự án được cấp phép mới từ các năm trước thì năm 2008 cả nước thu hút được 64 tỷ USD VĐK (gấp 3 lần năm 2007), đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

2.1.2.Tình hình tăng vốn đầu tư chung.

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có trên 4000 lượt dự án tăng vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm hơn 19,8 tỷ USD, bằng 19,2% tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới.

Thời kì 1988 - 1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng DNVNN còn ít. Số vốn tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong năm 1991 - 1995 đã tăng lên 4,1 tỷ USD vào giai đoạn 1996 - 2000, tăng 51% so với 5 năm trước. Giai đoạn 2001 - 2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD, tăng 69,6% so với năm trước. Trong đó, bắt đầu từ năm 2002 số lượng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 1 tỷ USD/ năm và từ năm 2004 đến nay, vốn tăng thêm đạt trên 2 tỷ USD/ năm. Riêng hai năm 2006 và 2007 vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,9 tỷ USD và 2,46 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng 35% so với năm trước.

Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng kí tăng vốn với tổng số vốn đăng kí tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD.

Bảng 2.4: Tăng vốn 12 tháng 2008 phân theo ngành (tính đến ngày 19/12/2008).

STT Chuyên ngành Số lượt TVĐT tăng VĐL tăng

I Công nghiệp 220 3.454.484.278 397.775.103

CN nặng 95 3.135.250.306 147.967.695

CN nhẹ 100 192.778.954 154.040.385

CN thực phẩm 12 48.805.000 26.940.900

Xây dựng 13 77.650.018 68.826.123

II Nông - Lâm - Ngư nghiệp 33 84.734.830 27.040.349

Nông - Lâm nghiệp 29 80.168.580 23.374.099

Thủy sản 4 4.566.250 3.666.250 III Dịch vụ 58 201.311.001 166.077.638 Dịch vụ 34 23.138.263 10.986.111 GTVT - Bưu điện 3 50.000 2.221.247 Khách sạn - Du lịch 8 23.570.000 27.012.630 Tài chính - Ngân hàng 4 15.250.000 100.660.000 Văn hóa - Y tế - Giáo dục 5 26.419.591 22.504.412

XD hạ tầng KCX - KCN 1 26.419.591

XD văn phòng - Căn hộ 3 12.223.147 2.693.238

Tổng số 311 3.740.530.109 590.893.090

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam năm 2008 đã tương đương với tổng số vốn đăng kí mới trong một năm của đầu những năm 2000. Tình hình tăng vốn phân theo nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì Cayman Islands dẫn đầu về tổng vốn đăng kí tăng thêm đạt 2,48 tỷ USD, Nhật Bản dẫn đầu về vốn điều lệ tăng thêm đạt 114,1 triệu USD và Hàn Quốc có số lượt dự án tăng thêm nhiều nhất đạt 75 lượt dự án.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 33)