Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 36 - 41)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

1.2. Diện và hàng thừa kế

1.2.4. Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

* Quan hệ huyết thống

Lễ giáo và truyền thống đạo đức của người Việt Nam vốn rất coi trọng dòng dõi cũng như tổ tiên đã sinh ra mình. Những người có quan hệ huyết thống luôn có trách nhiệm thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Tục ngữ có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” không những phù hợp với truyền thống đạo đức sống của người Việt Nam mà còn được pháp luật quy định. Vì vậy quan hệ huyết thống là cơ sở quan trọng, cơ bản quy định diện thừa kế theo luật.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình

thức hôn nhân của cha mẹ. Việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là việc rất quan trọng nhằm bảo vệ những quyền lợi về tài sản và nhân thân cho cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan điểm mỗi người sinh ra đều có cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt. Quan hệ huyết thống là căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia đình và xã hội, bên cạnh đó nó còn là căn cứ để xác định trách nhiệm hay nghĩa vụ giám hộ, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và xã hội khác. Thông qua quan hệ huyết thống với cha mẹ ta mới có thể xác định được mối quan hệ huyết thống khác như ông bà, anh chị em ruột…

Pháp luật Việt Nam ghi nhận, cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ trong mối quan hệ huyết thống cụ thể tại Điều 36, Điều 47, Điều 48, Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp nối là Luật HN&GĐ năm 2014 quyền và nghĩa vụ ngày càng cụ thể hơn từ Điều 68 đến Điều 87, mục 1, chương V,Luật HN&GĐ năm 2014.

Theo mức độ quan hệ với người để lại di sản, BLDS năm 2005 phân những người thuộc diện thừa kế theo huyết thống vào các hàng thừa kế khác nhau.

* Quan hệ hôn nhân

Hôn nhân là sự gắn bó giữa nam và nữ để trở thành một gia đình, một tế bào của xã hội. Trong đó họ phải cùng nhau tạo dựng những nền tảng vững chắc về mặt kinh tế để đảm bảo cho cuộc sống gia đình ổn định và việc nuôi dạy con cái tốt. Đồng thời, họ cũng phải có những trách nhiệm và bổn phận đối với nhau do pháp luật quy định và trên cơ sở đạo đức truyền thống của người Việt Nam.

Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng cho đến thời điểm mở thừa kế phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi, ý chí tự nguyện, phạm vi quan hệ huyết thống khi kết hôn…

Sự thừa nhận của pháp luật đối với hôn nhân là cơ sở để bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của vợ chồng trong mối quan hệ tài sản chung, trong nghĩa vụ đối với con cái, nghĩa vụ vợ chồng đối với nhau và với người thứ ba.

Ở nước ta trải qua giai đoạn lịch sử dài, nhiều tồn tại và các quy định về hôn nhân gia đình tại các thời kì có nhiều điểm khác nhau ảnh hưởng tới các quy định pháp luật về hôn nhân và thừa kế cũng có nhiều điểm khác nhau. Tuy vậy pháp luật hiện nay chỉ thừa nhận chế độ một vợ, một chồng. Đây là cơ sở và căn cứ giải quyết các chế độ khác kéo theo trong mối quan hệ này ngày một tiến bộ và đi vào đời sống phù hợp hơn.

Khi kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng phát sinh và được pháp luật bảo vệ. Việc kết hôn không chỉ gắn bó giữa hai người với nhau về tình cảm mà còn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai người về tài sản, vợ chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhau theo quy định tại khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005.

* Quan hệ nuôi dưỡng

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ được xác lập dựa trên cơ sở nuôi con nuôi được pháp luật thừa nhận. Mối quan hệ này nhằm đảm bảo cho trẻ em quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; tránh những điều bất hạnh thiệt thòi cho những đứa trẻ vốn đã không được hưởng điều kiện và sự quan tâm từ chính cha mẹ mình. Xuất phát từ bổn phận của người nuôi dưỡng đối với con nuôi quan hệ nuôi dưỡng trở thành một cơ sở cần thiết cho việc xác định diện thừa kế theo pháp luật.

Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha, mẹ và con cái, bảo đảm người con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng chăm sóc tốt.

Trong quan hệ nuôi dưỡng điều kiện để cha, mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế tài sản của nhau là việc con nuôi được pháp luật thừa nhận.

con nuôi trong trường hợp nhận con nuôi không trái với luân thường đạo lý, mục đích xã hội như bóc lột sức lao động dùng con nuôi vào mục đích xấu xa phạm pháp... Điều kiện quan trọng để việc nhận con nuôi là hợp pháp là phải tuân theo các nguyên tắc của Luật Nuôi con nuôi 2010 và phải được UBND công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Ngoài ra, giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau.

Mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi và mối quan hệ giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế nếu được pháp luật thừa nhận thì họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau.

Các quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng là những quan hệ tình cảm có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật nước ta dựa vào ba quan hệ này để xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật. Ba mối quan hệ này có tính độc lập tương đối vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản và người thừa kế. Có sự xác định những người thừa kế theo pháp luật giúp ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thừa kế.

Tiểu kết chƣơng 1

Pháp luật về thừa kế ra đời ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Qua các thời kỳ lịch sử, khi số lượng của cải xã hội ngày càng gia tăng dẫn đến các tranh chấp về thừa kế cũng đa dạng và phong phú hơn. Để hạn chế các tranh chấp trong quan hệ thừa kế, các quy phạm pháp luật về thừa kế đã ra đời. Sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội, các quan hệ xã hội nảy sinh. Các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng đã có nhiều bất cập trong tiến trình phát triển của pháp luật qua các thời kỳ.

BLDS 2005 ra đời, hơn 9 năm thực hiện thực tiễn đã cho thấy các quy phạm pháp luật thừa kế trước đây đã được sửa đổi một số điều ngày một phù hợp với xã hội thực tiễn.

Chương 2

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)