Thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 89 - 98)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

3.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong

năm gần đây

Chế định thừa kế trong BLDS năm 2005 được đánh giá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thừa kế vẫn còn những vướng mắc, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đã không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng.

Các vướng mắc nêu trên có nhiều nguyên nhân như: Một số quy phạm pháp luật về thừa kế chưa rõ ràng; thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa điều chỉnh, chưa có hướng dẫn; có quy định không còn phù hợp gây khó khăn cho việc áp dụng giải quyết vụ án.

Kết quả báo cáo của Dự án khảo sát "Thực tiễn thi hành một số chế định của Bộ luật Dân sự 2005 phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện pháp

luật dân sự" theo Quyết định số 2226/QĐ-BTP ngày 10/08/2011 của Bộ

trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt cho thấy thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế tại tòa án các tranh chấp liên quan đến thừa kế chiếm khoảng 20-25% số lượng tranh chấp dân sự được tòa án giải quyết, đặc biệt là số lượng các tranh

chấp về thừa kế ở TP HCM cao nhất trong các tỉnh (2758 vụ chiếm 66.7%), tiếp đến là Hà Nội (868 vụ chiếm 21%); Lạng Sơn là tỉnh có số lượng tranh chấp về thừa kế thấp nhất (38 vụ chiếm 1%) (xem biểu đồ 1) có xu hướng cao hơn hẳn các tranh chấp ở các tỉnh, thành phố khác. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Đà Nẵng Hà Nội ĐăkLăk TP.HCM Lạng Sơn Long An Phú Yên

220

868

87 2758

38 68 96

Biểu đồ 3.1: Các tranh chấp thừa kế giải quyết tại Tòa án từ năm 2007 – 2011

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo thống kê số lượng vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế của TANDTC từ năm 2006 – 2013 cho thấy tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp thừa kế trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến 2013) diễn biến rất phức tạp, tăng giảm thất thường, tỷ lệ vụ án phải giải quyết ngày một nhiều hơn tuy nhiên tỷ lệ tổng các vụ án được giải quyết các vụ án không tăng, số vụ án còn tồn đọng nhiều. Tiêu biểu như năm 2013 tổng số vụ án phải giải quyết là 3232 vụ tăng 116 vụ so với năm 2012, tuy nhiên số vụ án được giải quyết năm 2013 thấp hơn so với 2012 là 7 vụ, tổng số vụ án còn tồn đọng chưa giải quyết nhiều hơn so với năm 2013 là 123 vụ. Chúng ta có thể

0 500 1000 1500 2000 Vụ án đã giải quyết 1445 1607 1529 1459 1306 1458 1293 1286

Vụ án chưa giải quyết 954 1061 1186 1384 1560 1617 1823 1946

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.2: Thống kê thụ lý, giải quyết tranh chấp về thừa kế từ năm 2006 – 2013

Nguồn: Kết quả thống kê

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ trên, nhận thấy, trong các năm gần đây, tốc độ giải quyết tranh chấp thừa kế có chiều hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như án tranh chấp thừa kế ngày càng phức tạp, số lượng người thuộc diện thừa kế đông, cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí ở nước ngoài, việc lấy ý kiến của họ gặp rất nhiều khó khăn; thái độ không chấp hành pháp luật của một số đương sự có tính chất quyết liệt hơn, khó thỏa thuận hơn. Bản thân một số đương sự mặc dù có hiểu biết nhất định nhưng vì quyền lợi của họ bị san sẻ nên có sự chống đối quyết liệt. Di sản liên quan thường đến quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất trong khi các tài liệu liên quan thiếu sự thống nhất, thậm chí còn có sự chồng chéo nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chứng cứ. Lực lượng thẩm phán còn thiếu, trình độ hiểu biết chuyên môn còn chưa đồng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giải quyết vụ án. Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy trên thực tế chủ thể tranh chấp di sản thừa kế tuyệt đại đa số là các cá nhân, đối tượng tranh chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất như nhà ở, cây

lâu năm một số khác là tiền, vàng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân… Việc tranh chấp thừa kế yếu tố tình cảm gia đình được đề cao nên tranh chấp thừa kế thường được giải quyết trong phạm vi gia đình, chỉ tới khi tranh chấp đó tới đỉnh điểm không thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau buộc những cá nhân, tổ chức được thừa kế và những người có liên quan khác mới gửi đơn lên yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh đó, việc các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng vào giải quyết các vụ án cụ thể (những quy định liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất, liên quan đến diện hưởng thừa kế là con nuôi, con riêng...). Do vậy, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng việc xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế của tòa án có tỉ lệ giải quyết án chưa cao, còn chậm, còn có vụ án bị kéo dài.

Căn cứ vào số liệu thống kê từng năm từ năm 2006 đến năm 2013 của TAND tối cao trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế cho ta so sánh được chất lượng giải quyết án giữa các năm.

Bảng 3.1: Thống kê số lượng vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế của TANDTC từ năm 2006 – 2013

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chuyển hồ sơ 120 134 103 91 56 76 70 66

Đình chỉ 431 479 454 413 370 460 491 537

Công nhận thỏa thuận 229 255 271 219 212 232 195 172 Xét xử, giải quyết 665 739 701 736 668 690 537 511 Tổng án 1445 1607 1529 1459 1306 1458 1293 1286

Nguồn: Kết quả thống kê

Trong tổng số án được giải quyết, thì số lượng án chuyển hồ sơ giảm đều qua các năm, từ năm 2006 tới năm 2013 giảm 54 án, chiếm 9.21% trên tổng số án phải chuyển hồ sơ giải quyết. Như vậy chứng tỏ trình độ hiểu biết dân trí ngày càng tăng lên, họ tìm hiểu kỹ cả về cơ quan có thẩm quyền giải

quyết hay các quy định của pháp luật... trước khi gửi hồ sơ yêu cầu giải quyết vụ việc, vụ án tại cơ quan có thẩm quyền.

Tinh thần đạt được thỏa thuận của các đương sự trong các vụ án ngày càng giảm, từ 229 vụ năm 2006 xuống còn 172 vụ năm 2013 giảm 9.6%, điều đó chứng tỏ rằng tính chất các vụ án tranh chấp thừa kế ngày càng mang tính chất phức tạp hơn, các đương sự vì lợi ích cá nhân khó san sẻ hơn, một phần thể hiện các quy định của pháp luật hiện nay về thừa kế chưa bao trùm được các lĩnh vực để giải quyết các tranh chấp, có nhiều bất cập cần phải có văn bản hướng dẫn và khắc phục ngay bên cạnh đó hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn thiếu, không đồng bộ và có sự chồng chéo, gây khó khăn cho thực tiễn xét xử. Việc quản lý chuyên môn của tòa án cấp trên về chất lượng án cũng như việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán có thời gian còn đơn giản, chưa được sự quan tâm thích đáng. Lực lượng thẩm phán còn thiếu so với yêu cầu của công tác xét xử trong thực tế.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy việc xác định diện và hàng thừa kế của cơ quan có thẩm quyền còn lúng túng, thiếu thống nhất gây ảnh hưởng tới quyền hưởng thừa kế của người thừa kế. Tiêu biểu qua các vụ án thực tế như sau:

Thứ nhất: Xác định sai hàng thừa kế. Vụ án tranh chấp chia thừa kế

tại tổ 35, cụm 5, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Nội dung án sơ thẩm:

Cụ Nguyễn Đình Tân và chết năm 1949 có vợ là cụ Trịnh Thị Hợi chết năm 1986. Hai cụ có 6 người con, gồm:

1.Bà Nguyễn Thị Chung chết năm 1998 có chồng là ông Diễm và có 6 người con là anh Chiểu, anh Hoài, chị Hân, anh Hoán, chị Thạch và anh Hãn. Trong đó có anh Hãn chết năm 1996, có vợ là chị Phạm Thị An và con là Nguyễn Minh Nghĩa.

3.Ông Nguyễn Đình Thảo. 4.Bà Nguyễn Thị Kính. 5.Bà Nguyễn Thị Hiếu. 6.Ông Nguyễn Đình Hùng.

Về di sản: Cụ Tân, cụ Hợi có một khối tài sản gồm 01 nhà xây gạch,

lợp ngói năm gian trên diện tích đất 563 m2

tại tổ 35, cụm 5, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, hiện do ông Trọng đang quản lý, sử dụng.

Ngày 03/03/2003 ông Thảo, ông Hùng có đơn xin chia thừa kế di sản của cụ Tân, cụ Hợi (bố, mẹ của hai ông) để lại.

Tại bản án số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ đã xử như sau:

Chấp nhận đơn kiện xin chia thừa kế của ông Thảo, ông Hùng.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm: ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà Kính, bà Hiếu, bà Chung.

Bà Chung chết năm 1998 nên chồng là ông Diễm và các con là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là hàng thừa kế thứ nhất hưởng kỷ phần thừa kế của bà Chung.

Anh Hãn chết năm 1996 nên chị An là vợ và con là Nghĩa là hàng thừa kế thứ nhất hưởng kỷ phần thừa kế của anh Hãn.

Trên cơ sở diện và hàng thừa kế xác định như đã nêu trên, quyết định của bản án sơ thẩm đã phân chia di sản thừa kế của cụ Tân, cụ Hợi để lại cho các đồng thừa kế căn cứ vào kỷ phần mỗi người được hưởng.

Không đồng ý với quyết định bản án sơ thẩm, ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng cùng có đơn và nộp dự phí kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Về diện và hàng thừa kế, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà

Bà Chung chết năm 1998, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của bà Chung gồm ông Diễm (chồng bà Chung) và các con của bà Chung là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là có căn cứ và đúng pháp luật.

Anh Hãn chết năm 1996, cấp sơ thẩm xác định hàng thừa kế thứ nhất của anh Hãn gồm vợ anh Hãn là chị An và con là cháu Nghĩa. Cấp phúc thẩm nhận định, do anh Hãn chết năm 1996 bà Chung chết năm 1998 (con chết trước mẹ), căn cứ Điều 677 BLDS năm 2005 quy định về thừa kế thế vị, chỉ có cháu Nghĩa con của anh Hãn là người được hưởng di sản của bà Chung. Chị An không thuộc diện hưởng thừa kế trong trường hợp trên.

Tại án số 35/ DSPT ngày 02/02/2005 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ trong đó có nội dung chị An không thuộc diện hưởng thừa kế trong vụ án này.

Thứ hai: Diện và hàng thừa kế theo quan hệ hôn nhân hay gọi cách

khác là quan hệ vợ chồng đang tồn tại, nếu một người (vợ hoặc người chồng) chết, người còn sống (chồng hoặc vợ) sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của người chết để lại. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng được pháp luật bảo vệ. Tuy vậy thực tế xét xử vẫn bị lúng túng. Vụ án tranh chấp chia thừa kế nhà đất tại 34 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là điển hình. Nội dung vụ án như sau:

Nội dung án sơ thẩm: Cụ Trần Gia Tĩnh có vợ cả là cụ Dương Thị Chi và vợ hai là cụ Lê Thị Chinh. Cụ Tĩnh, cụ Chi có 6 người con là bà Trang, bà Trại, bà Dinh, ông Cơ, ông Quảng, bà Phượng. Cụ Tĩnh và cụ Chinh có 3 người con là ông Võ, ông Hùng, ông Tiến.

Cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh có di sản gồm: Nhà 34 Hàng Gai, nhà 23 và 42 ngõ chợ Khâm Thiên, nhà 120 ngõ Văn Chương, Hà Nội. Cụ Tĩnh chết năm 1955, cụ Chi chết năm 1940, cụ Chinh chết năm 1990 đều không có di chúc.

Tháng 11/2004 bà Trại nộp đơn xin chia thừa kế di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh tại TAND quận Hoàn Kiếm theo quy định của pháp luật.

Tại bản án số 21/ DSST 12/6/2005 của TAND quận Hoàn Kiếm đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Trại. Di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh được chia theo pháp luật. Các con của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh là bà Trang, bà Trại, bà Dinh, ông Cơ, ông Quảng, bà Phượng, ông Võ, ông Hùng, ông Tiến thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản của các cụ để lại.

Do ông Cơ chết năm 1992 và vợ của ông Cơ cũng đã chết trước ông Cơ, nên kỷ phần của ông Cơ được hưởng từ di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cấp sơ thẩm đã chia cho các con của ông Cơ được hưởng. Trong số những người con của ông Cơ có chị Phương chết năm 1997, kỷ phần của chị Phương được hưởng từ kỷ phần của ông Cơ, cấp sơ thẩm chia cho hai con của chị là Nga, Hiền.

Quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng cáo theo quy định của pháp luật. Tại cấp phúc thẩm, anh Đồng chồng chị Phương hiện đang cư trú tại tỉnh Vĩnh Long, có đơn đề nghị cấp phúc thẩm xem xét bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và xin được tham gia từ giai đoạn sơ thẩm để có điều kiện trình bày nguyện vọng và quan điểm của mình.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ có đủ căn cứ xác định: anh Đồng là chồng hợp pháp của chị Phương, thuộc diện hưởng thừa kế di sản của chị Phương cùng các con là Nga và Hiền. Việc tòa án cấp sơ thẩm không đưa anh Đồng tham gia giải quyết vụ án, là bỏ sót người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của anh Đồng. Anh Đồng có nguyện vọng được tham gia giải quyết vụ án từ giai đoạn sơ thẩm là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật.

án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án về Tòa án quận Hoàn Kiếm để điều tra xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, với thành phần hội đồng xét xử khác.

Thứ ba: Quan hệ nuôi dưỡng là căn cứ xác lập quyền thừa kế. Tuy

vậy các tranh chấp liên quan tới việc xác định diện và hàng thừa kế trên quan hệ này thực tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Để xác định đúng Tòa án cũng gặp phải không ít khó khăn. Chúng ta có thể theo dõi qua ví dụ sau.

Tranh chấp về diện và hàng thừa kế trên quan hệ nuôi dưỡng.

Ông Q và bà T kết hôn năm 1981, trước khi kết hôn ông Q có một người con nuôi là chị A. Năm 1986, bà T nhận một người con nuôi là chị Th. Năm 2007, ông Q chết.

Năm 2008, chị A khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Q là 2.149.583.000 đồng, tiền lãi cho chị và bà T mỗi người 1/2. Bà T cho rằng ngoài chị A, bà và ông Q còn có chung một người con nuôi là chị Th, do chị Th và ông Q không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)