Hạch toán đầu ra.

Một phần của tài liệu Thuế giá trị gia tăng và các vấn đề liên quan (Trang 31 - 36)

II. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP.

2.Hạch toán đầu ra.

2.1. Nguyên tắc hạch toán

- Doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ bao gồm phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

- Thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán, bao gồm cả thuế).

2.2. Phương pháp hạch toán.TK 3333 TK 111, 112, 331... TK 3333 TK 111, 112, 331... (1) TK 621, 627,641,642 (2) (3) TK 33312 TK 152,153,211... (4) (5)

Chú giải: TK 511, 512 TK 111,112,131... TK 531 (1) TK 641,642,431 (2) TK 711, 721 (3) TK 3331 TK 642 (8) (6) (9) TK 3387 (5) (4) (10) TK 532 (11) TK 811 (12) (7)

(1) Phản ánh doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, tổng giá có thuế. (2) Khi xuất hàng hoá đem biếu tặng

(3) Phản ánh thu nhập phát sinh từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.

(4) Số tiền nhận trước của khách hàng về hoạt động cho thuê tài sản (5) Phân bố doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng từng kỳ. (6) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

(7) Số triền phải trả cho khách hàng khi hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không thực hiện được.

(8) Phản ánh số thuế GTGT hoàn trả đã kết chuyển chi phí thuế. (9) Phản ánh số thuế GTGT hoàn trả - chưa kết chuyển chi phí thuế. (10) Hàng bán bị trả lại.

(11) Phản ánh giảm giá hàng bán. (12) Khi chiết khấu cho khách hàng.

PHẦN III.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ1. Những tác động tích cực của thuế GTGT 1. Những tác động tích cực của thuế GTGT

Việc ban hành và áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây là nhằm khắc phục những nhược điểm của thuế doanh thu, nhằm kích thích sản xuất phát triển, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta cho phù hợp với sự phát triển mới của nền kinh tế: cơ chế thị trường có sự điều hành quản lý của Nhà nước.

Thuế GTGT đã ra đời hơn hai năm nay, mặc dù được triển khai trong điều kiện không thuận lợi do đó tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực năm 1997. Nhưng hiện tại, có thể thấy thuế GTGT đã có nhiều tác động tích cực tới các mặt của nền kinh tế, xã hội ở nước ta, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

- Khuyến khích hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng của xã hội.

- Việc áp dụng thuế GTGT đã thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh đổi mới công nghệ hiện đại. Bởi lẽ thuế GTGT không đánh vào hoạt động đầu tư TSCĐ, toàn bộ số thuế GTGT phải trả khi mua sắm TSCĐ sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho doanh nghiệp.

- Thuế GTGT còn có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế vào hàng hoá nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, bảo hộ được thị trường tiêu thụ hàng hoá nội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế khi buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước.

- Với thuế GTGT, nó đòi hỏi hệ thống hoá đơn chứng từ phải đầy đủ và hợp lệ. Do đó sẽ khiến các doanh nghiệp tăng cường việc sử dụng hoá đơn chứng từ hợp lệ theo luật định trong hoạt động giao dịch và mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường công tác hạch toán kế toán, đẩy nhanh việc thực hiện sổ sách kế toán, đưa dần các hoạt động kinh tế tài chính vào nề nếp, tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký mã thuế cùng với phương pháp khấu trừ thuế đã buộc cả người bán, người mua thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ trong các hoạt động thanh toán.

- Bảo đảm nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT huy động và xác định ngay từ khâu đầu và việc thu thuế GTGT ở khâu sau còn tính thuế GTGT đã nộp ở khâu trước nên hạn chế được việc thất thu thuế, kiểm soát được nguồn thu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

- Dưới góc độ thương mại, việc áp dụng luật thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mang luồng gió mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích cạnh tranh tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt khâu đầu, khâu cuối hay khâu giữa của chu trình kinh tế.

- Dưới góc độ thương mại, việc áp dụng luật thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mang luồng gió mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích cạnh tranh tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt khâu đầu, khâu cuối hay khâu giữa của chu trình kinh tế.

- Về mặt xã hội, việc áp dụng thuế GTGT đã khắc phục nhược điểm thuế chồng thuế trước kia của thuế doanh thu, xoá bỏ kêu ca, phàn nàn của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và từng bước thay vào đó là lối tư duy mới chủ động tự hoàn thiện để vững vàng tiến lên trong cạnh tranh, các yếu tố thuế ảnh hưởng không đồng đều tới doanh nghiệp đều bị loại bỏ.

Trong thời gian hơn hai năm triển khai và thực hiện luật thuế GTGT, đồng thời chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp quy để

hướng dẫn, sửa đổi bổ sung. Thuế GTGT đã và đang từng bước được hoàn thiện, khắc phục những tồn tại vốn có trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế này. Tuy nhiên, cho đến nay, trên thực tế vẫn còn nhiều điều nội dung phải tiếp tục xem xét và điều chỉnh để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của một sắc thuế trong điều kiện mở cửa. Một số điều đó được cụ thể dưới đây.

Một phần của tài liệu Thuế giá trị gia tăng và các vấn đề liên quan (Trang 31 - 36)