Trường hợp hỗn hợp lỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi cố ý trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 55)

Là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được qui định đối với những tình tiết khách quan khác nhau. Hay nói cách khác, tức là khi trong cùng một cấu thành tội phạm có hai hình thức lỗi cùng tồn tại song song - lỗi cố ý đối với hành vi (được qui định trong cấu thành cơ bản) và lỗi vô ý đối với hậu quả nghiêm trọng (được qui định trong cấu thành

tội phạm tăng nặng) hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (được qui định trong cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng) do hành vi đó gây ra.

Là biểu hiện của mặt chủ quan, lỗi luôn luôn là lỗi đối với tất cả những tình tiết khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản. Do vậy, không thể có những loại lỗi khác nhau đối với những tình tiết khách quan khác nhau trong cùng cấu thành tội phạm cơ bản. Trường hợp tồn tại đồng thời hai loại lỗi (cố ý và vô ý) chỉ có thể xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của những tội phạm cố ý mà tình tiết tăng nặng là những hậu quả nguy hiểm nhất định cho xã hội và lỗi của người phạm tội đối với những hậu quả đó là lỗi vô ý.

Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản của tội hiếp dâm (khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự) có dấu hiệu là lỗi cố ý; cấu thành tội phạm tăng nặng của tội này (điểm c khoản 3 Điều 111 Bộ luật hình sự) có tình tiết tăng nặng là hậu quả chết người và lỗi đối với hậu quả là vô ý.

Như vậy, trong cấu thành tội phạm tăng nặng này có hấu hiệu lỗi thuộc hai loại khác nhau: lỗi cố ý với những tình tiết khách quan mà cấu thành tội phạm cơ bản phản ánh và lỗi vô ý đối với hậu quả chết người là tình tiết khách quan định khung tăng nặng.

Tương tự như vậy, cấu thành tội phạm tăng nặng tội cố ý gây thương tích (ý 2 khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự - dẫn đến chết người); cấu thành tội phạm tăng nặng tội cướp tài sản (điểm a khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự - làm chết người) cũng là cấu thành tội phạm có dấu hiệu lỗi bao gồm hai loại lỗi.

Ở đây có vấn đề được đặt ra là có thể mô tả hai loại lỗi trong cấu thành tội phạm được không, nếu thấy trường hợp đó là cần thiết. Cụ thể: một tội danh thể hiện là tội cố ý và nhà làm luật cũng muốn xác định tội đó là tội cố ý vì đúng với bản chất nhưng lại muốn hạn chế phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ là trường hợp gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội và lỗi đối với hậu quả này là vô ý mà không thể là cố ý được, vì với lỗi cố ý hành vi phải cấu thành tội phạm khác (như ví dụ nêu trên).

Trong những trường hợp cần thiết như vậy có thể chấp nhận có hai loại lỗi trong một cấu thành tội phạm.

Có thể nêu ra ở đây một số cấu thành tội phạm thuộc loại này là: - Cấu thành tội phạm tội bức tử (Điều 100 Bộ luật hình sự).

- Cấu thành tội phạm tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự). - Cấu thành tội phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự).

- Cấu thành tội phạm tội phá thai trái phép (Điều 243 Bộ lụât hình sự). - Cấu thành tội phạm tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203 Bộ luật hình sự); đường thuỷ (Điều 213 Bộ luật hình sự); đường không (Điều 217 Bộ luật hình sự).

Tội bức tử, xét về bản chất là một dạng đặc biệt của tội giết người, trong đó chủ thể đã sử dụng nạn nhân như “công cụ sống” để tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Xét về hình thức, tội danh bức tử thể hiện rõ lỗi của tội này là lỗi cố ý. Về kỹ thuật lập pháp sự mô tả trong cấu thành tội phạm cũng thể hiện dấu hiệu lỗi là lỗi cố ý.

Thế nhưng, từ trước đến nay, trong giải thích của cơ quan xét xử thì dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm này là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý. Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giải thích mặt chủ quan của tội bức tử:

“…Tội phạm được thực hiện do cố ý; chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm nạn nhân tự sát, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả” [54, tr. 205].

Theo đó, các giáo trình giảng dạy hiện nay cũng đều giải thích như vậy. Tội đua xe trái phép mới được qui định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tội danh này thể hiện là tội cố ý. Nếu theo nguyên tắc chung để giải thích thì dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tội này cũng là lỗi cố ý. Nghĩa

là, khi mô tả dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm cũng như khi giải thích, áp dụng dấu hiệu này của cấu thành tội phạm phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc: lỗi vô ý phải được mô tả rõ trong cấu thành tội phạm và khi dấu hiệu lỗi không được mô tả thì phải hiểu lỗi trong trường hợp đó là lỗi cố ý.

Nhưng theo cách hiểu của chúng ta hiện nay và đối chiếu khung hình phạt của tội này với khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích thì lỗi của chủ thể đối với hậu quả thương tích ở tội này chỉ có thể là lỗi vô ý. Như vậy, tội đua xe trái phép có hai cấu thành tội phạm: Một cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm vật chất và lỗi là lỗi cố ý và một cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm hình thức và lỗi là lỗi vô ý.

Tội hành nghề mê tín, dị đoan trước đây có tên gọi là tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng.

Sự thay đổi này là do trong cấu thành tội phạm có thêm dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu về nhân thân xấu của chủ thể. Hai tội danh này thể hiện hai nội dung khác nhau:

Tội danh hành nghề mê tín, dị đoan thể hiện nội dung của tội này là việc hành nghề mê tín, dị đoan và lỗi trong việc này chỉ có thể là cố ý.

Trái lại, tội danh hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng thể hiện nội dung của tội này là việc (vô ý) gây hậu quả nghiêm trọng do hành nghề mê tín, dị đoan…

Cách qui định và cách hiểu tội hành nghề mê tín, dị đoan trong Bộ luật hình sự hiện nay cũng tương tự như cách qui định và cách hiểu tội đua xe trái phép nói trên.

Kết luận chương 1

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, bao giờ hoạt động cũng thống nhất 2 mặt bên trong và bên ngoài. Tội phạm là một dạng hoạt động có ý thức nên tội phạm gồm mặt bên trong và mặt bên ngoài. Hai mặt

của hoạt động luôn thống nhất với nhau. Mặt bên trong chỉ đạo hoạt động bên ngoài, ngược lại mặt bên ngoài của tội phạm là thể hiện của diễn biến bên trong. Mặt bên trong không thể thấy được nếu nó không thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiện do cố ý hoặc vô ý. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không đủ yếu tố cấu thành tội phạm).

Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất (tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan). Có thể nói, lỗi là một nguyên tắc trong Luật hình sự Việt Nam, nên trong Điều 8 Bộ luật hình sự khi định nghĩa về tội phạm đã nêu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”.

Mức độ nặng nhẹ của lỗi thể hiện những mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội. Chính vì vậy, sự phân biệt mức độ lỗi và hình thức lỗi cần phải được dẫn đến dự phân biệt về thái độ của Luật hình sự đối với các trường hợp khác nhau đó. Xu hướng rõ nét nhất của Luật hình sự hiện nay là sử dụng trách nhiệm hình sự đối với các lỗi cố ý. Đối với lỗi vô ý, chỉ

áp dụng trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể nhất định. Đó thường là những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Việc xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa quan trọng.

Trước hết, là trong việc định tội danh. Bởi vì: phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp phạm tội mà người phạm tội mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Đối với trường hợp này hậu quả mà người đó mong muốn chưa xảy ra hành vi của họ vẫn có thể là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn trong trường hợp phạm do lỗi cố ý gián tiếp, tức là trường hợp mà người phạm tội để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì chỉ khi xác định được có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, hành vi của người đó mới được xác định là hành vi phạm tội. Khi hậu quả nguy hiểm cho xã hội chưa xảy ra thì hành vi của người để mặc cho hậu quả xảy ra không thể bị coi là hành vi phạm tội; nghĩa là đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp không thể có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.

Xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp bởi vì phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm phạm tội của người phạm tội lớn hơn. Do vậy, hình phạt đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp.

Theo khái niệm tội phạm được qui định tại Điều 8 - Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội chỉ được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Luật hình sự việt nam không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba, nhưng trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả có đề cập đến hình thức lỗi thứ ba, đó là “lỗi hỗn hợp” tức là vừa cố ý vừa vô ý hoặc cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi cố ý trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)