Xác định lỗi trong việc định khung hình phạt đối với tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi cố ý trong luật hình sự việt nam (Trang 96 - 104)

tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự thì tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, xét về mặt khách quan thì tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người bị tấn công là người đang quản lý tài sản, trông coi tài sản. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác. Nhưng bị tấn công phải đang làm người trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý, trông coi tài sản đó.

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự được, bất luận người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Về mặt chủ quan tội cướp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm cướp tài sản nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội cướp tài sản.

Ví dụ: vụ án Vũ Duy T và đồng bọn có nội dung như sau:

Anh Hoàng Văn Ch nợ Vũ Duy T ở xã BL số tiền là 3.000.000đ. Ngày 21/7/2004 Vũ Duy T cùng Vũ Duy C đến nhà Hoàng Văn Ch đòi tiền. Trên đường đi, 2 người vào quán uống nước, khi ngồi trong quán, Vũ Duy T bảo Vũ Duy C là nếu không lấy được tiền thì lấy xe máy buộc Hoàng Văn Ch phải trả tiền. Vũ Duy C đồng ý cùng Vũ Duy T đến quán cà phê gần nhà anh Hoàng Văn Ch đợi.

Khoảng 15 phút sau, Vũ Duy T thấy có một người phụ nữ đi xe Win chạy qua quán Vũ Duy T hỏi bà chủ quán "Kia có phải là vợ Hoàng Văn Ch không". Bà chủ quán trả lời là "Phải". Ngay sau đó, Vũ Duy T lấy xe chở Vũ Duy C đuổi theo. Đi được 200m, thì Vũ Duy T dừng xe hỏi người sửa xe cạnh đường "Kia có phải là vợ Hoàng Văn Ch không". Và được người này trả lời "Đúng là vợ Hoàng Văn Ch và có tên là Th".

Khi đã chắc chắn đúng là vợ Hoàng Văn Ch thì Vũ Duy T đuổi theo chị Th. Vũ Duy T ra hiệu cho chị Th dừng xe lại. Vũ Duy C ở lại giữ xe của mình còn Vũ Duy T tiến lại gần chị Th và hỏi "Chị có phải là vợ anh Hoàng Văn Ch không". Chị Th trả lời: "Phải, anh hỏi gì vậy?". Vũ Duy T nói tiếp "Chị đưa tôi chiếc xe vì anh Hoàng Văn Ch còn nợ tôi tiền không chịu trả". Chị Th trả lời: "Không, tôi không biết". Vũ Duy T dùng 2 tay giằng tay lái xe Win, hai bên giằng co được một lúc thì chị Th nói: "Anh bỏ ra, không tôi la lên bây giờ". Nghe vậy, Vũ Duy T rút con dao gọt trái cây từ trong túi ra đe doạ "Im mồm ngay".

Thấy Vũ Duy T rút dao ra, chị Th sợ bỏ xe và 2 đứa con chạy về phía UBND xã. Do chị Th bỏ chạy nên Vũ Duy T đã lấy được chiếc xe Win trị giá 10.660.000đ. Sau đó Vũ Duy T điện thoại cho anh Hoàng Văn Ch từ chị Th và nói: Anh Hoàng Văn Ch phải đưa tiền ra chuộc.

Sáng 27/7/2004 Vũ Duy C đi BL tìm Vũ Duy T. Vũ Duy T nói cho Vũ Duy C biết chỗ để xe và dặn về nói lại với Hoàng Văn Ch thỏa thuận cho cuộc chuộc xe lấy tiền. Nghe lời Vũ Duy T, Vũ Duy C về BL hẹn và gặp anh Hoàng Văn Ch khi ấy Vũ Duy C nói: "Anh có tiền không, muốn nhận xe phải giao đủ 3 triệu đồng". Anh Hoàng Văn C trả lời: Cứ lấy xe về rồi giao tiền, đồng thời lấy tiền ra đưa cho Vũ Duy C xem. Trong khi giao xe, viết giấy tờ và mới nhận được 500 nghìn đồng thì bị công an bắt quả tang.

Trong vụ án này ta thấy Vũ Duy T đã có hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi đó thể hiện ở việc khi dùng 2 tay giằng tay lái xe Win chị Th nói "Anh bỏ ra không tôi la lên bây giờ", Vũ Duy T đã rút dao gọt trái cây từ trong túi ra đe doạ "Im mồm ngay", người đe doạ là một thành niên, còn người bị đe doạ là một phụ nữ. Hung khí là người đe doạ sử dụng là con dao nhíp trong khi người bị đe doạ lại không có bất cứ một thứ vũ khí nào để chống lại. Sự đe doạ đó đã làm cho chị Th lâm vào tình trạng không thể bỏ xe nên chị Th bỏ xe và 2 đứa con chạy

về phía UBND xã và kêu "Cướp, cướp, cứu tôi với". Do vậy, hành vi của Vũ Duy T và Vũ Duy C đã đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự.

Điều 133 Bộ luật hình sự hiện hành quy định 4 khung hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản: Người nào phạm tội cướp tài sản nếu bị xét xử theo quy định tại Khoản 1 Điều 133 bộ luật này thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó:

- Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm a khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí. Trong đó có một hoặc một số người thực hành và có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

- Phạm tội có chính chất chuyên nghiệp là tình tiết định khung tăng nặng hơn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự theo hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao thì chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ điều kiện sau:

a. Cố ý phạm tội từ 2 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.

b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Với hướng dẫn trên đây của Tòa án Nhân dân Tối cao thì trường hợp sau đây không còn được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Thực

hiện nhiều tội cùng loại (thuộc cùng một nhóm khách thể) nhưng tội phạm lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc phạm rất nhiều tội (không kể là loại tội gì) lấy đó là nguồn thu nhập chính hoặc nghề sống chính thì đều coi là có tính chuyên nghiệp và như vậy, khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cần được hiểu lại là: nhiều lần (5 lần trở lên) phạm một tội, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xóa án tích hoặc chưa lần nào bị xét xử nhưng chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu trách nhiệm hình sự và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

- Tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung nặng hơn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự thì những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a. Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

b. Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý. Khi áp dụng tình tiết định khung này cần chú ý:

Thứ nhất, tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 và 2 Điều 133 Bộ luật hình sự là tội rất nghiêm trọng; quy định tại khoản 3 và 4 Điều 133 Bộ luật hình sự là đặc biệt nghiêm trọng. Tội cướp tài sản là tội phạm do lỗi cố ý, cho nên, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cướp tài sản thì đều là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm.

Thứ hai, tội cướp tài sản là tội phạm do lỗi cố ý. Do vậy, đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cướp tài sản thì bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Khi xét xử, Toà án áp dụng điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự đối với bị cáo (nếu không có tình tiết nào qui định tại khoản 3 và 4 Điều 133 Bộ luật hình sự). Đây là trường hợp kẻ phạm tội đã

có ít nhất hai án tích trở lên, chưa được xóa án tích nay lại thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Trong đó:

+ Án tích thứ nhất là án tích về bất cứ tội thì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng trong hoặc tộ đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc vô ý.

+ Án tích thứ hai là án tích về một trong các tội: tội ít nghiêm trọng do cố ý, tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý…

- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp, kẻ phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để tẩu thoát và đã gây ra cho họ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật nêu trên hoặc làm chết người. Đây là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hành vi phạm tội cướp trực tiếp gây ra hoặc không bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hành vi phạm tội cướp gián tiếp gây ra.

Vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình phạm tội cướp tài sản người phạm tội đã làm chết người thì có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự hoặc vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự nữa hay không?

Theo chúng tôi thì trong quá trình thực hiện hoạt động phạm tội cướp mà kẻ phạm tội có cả hai hành vi là cướp tài sản và giết người, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự và tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.

Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp phạm tội cướp tài sản làm chết người phải chứng minh được hành vi làm chết người là hành vi phạm tội do cố ý. Còn trong trường hợp hành vi

làm chết người là hành vi phạm tội do vô ý thì không truy cứu người phạm tội cướp thêm tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự.

Ở tội cướp không có trường hợp nào người phạm tội lại có hành vi bạo lực trước khi có ý định chiếm đoạt, hay nói cách khác trong tội cướp không thể có hành vi bạo lực nào lại không có ý định chiếm đoạt, hành vi tước đoạt tính mạng của người khác cũng là hành vi bạo lực nhưng hành vi bạo lực đó không nhằm chiếm đoạt tài sản mà chỉ nhằm giết người, khi nạn nhân đã chết cũng là lúc bị cáo đã thỏa mãn mong muốn của y. Tội giết người mà bị cáo gây nên đã bao hàm đầy đủ dấu hiệu chủ quan và khách quan nhưng sau khi bị cáo đã hoàn thành hành vi giết người, rồi mới xuất hiện ý định chiếm đoạt tài sản thì như vậy y đã bắt đầu quá trình thực hiện tội phạm mới.

Đối với trường hợp ngay từ đầu bị cáo đã có ý định chiếm đoạt tài sản bằng vũ lực nhưng trong khi thực hiện hành vi bạo lực bị cáo đã giết hoặc làm chết người do chính hành vi vũ lực đó thì về lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: giết người và cướp. Trong trường hợp này ngay từ đầu bị cáo đã có ý định chiếm đoạt tài sản sau đó là hành vi vũ lực mà hành vi vũ lực này bị cáo không giới hạn, miễn là chiếm đoạt được tài sản. Do đó, có thể nói rằng hậu quả chết người cũng là hậu quả mà bị cáo cố ý gây ra. Như vậy, hành vi giết người hoặc làm chết người nhằm chiếm đoạt tài sản là một hành vi nhằm hai mục đích. Cho nên xử bị cáo về hai tội: giết người và cướp là hoàn toàn có cơ sở lý luận.

Từ những phân tích trên đây chúng ta thấy:

Cũng là hành vi chiếm đoạt và hành vi đó được thực hiện sau khi có hành vi giết người nhưng cần phân biệt, nếu ý định chiếm đoạt của bị cáo có ngay từ đầu thì xử bị cáo về hai tội: giết người và cướp tài sản là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở lý luận vững chắc. Còn nếu ý định chiếm đoạt của bị cáo xuất hiện sau khi đã giết người thì việc xử bị cáo về hai tội giết người và cướp là thiếu cơ sở lý luận.

Có ý kiến cho rằng: làm sao mà biết bị cáo có ý định chiếm đoạt từ bao giờ để mà phân biệt hai trường hợp nêu trên. Đúng là việc xác định ý thức chủ quan của bị cáo là một vấn đề khó, nhưng không phải bế tắc, nếu chúng ta phân tích kỹ tất cả các tình tiết của vụ án.

Ví dụ: Nguyễn Văn Minh ngoại tình với Lê Thị Hạnh là vợ của Đặng Văn Hùng. Minh và thị Hạnh bàn bạc với nhau giết anh Hùng để hai người tự do "quan hệ" với nhau. Một hôm, anh Hùng đi làm về, Minh và thị Hạnh nấp ở bụi cây ven đường đã xông ra dùng dao găm đâm chết anh Hùng. Hành động xong, thị Hạnh bỏ về nhà, còn Minh ở lại giấu xác nạn nhận nhằm tránh pháp luật. Trong khi dấu xác nạn nhân, Minh thấy anh Hùng có 5 triệu đồng và 1 đồng hồ Seiko, nên Minh đã chiếm đoạt số tài sản này của nạn nhân. Ta thấy lúc đầu bị cáo Minh chỉ có ý định giết nạn nhân để đạt mục đích bẩn thỉu của mình nhưng sau khi giết chết Hùng bị cáo mới thấy nạn nhân có tài sản và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi cố ý trong luật hình sự việt nam (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)