Kết quả đạt được và những ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 73)

* Kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ, việc dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ, việc dân sự cùng với việc Viện kiểm sát các cấp tăng cường kiểm sát thụ lý giải quyết các vụ, việc dân sự nên số lượng vụ, việc dân sự thụ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm tăng lên khoảng 12,2%; kiểm sát thụ lý theo thủ tục phúc thẩm tăng 8,26%; giám đốc thẩm tăng 1,6% so với cùng kỳ trước. Một số địa phương

kiểm sát thụ lý nhiều như: Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 53.888 vụ, việc sơ thẩm tăng 33,8%; 1.871 vụ, việc phúc thẩm tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa thụ lý sơ thẩm tăng 16%; thụ lý phúc thẩm tăng 34%.. [20].

Kiểm sát đầy đủ các thông báo của Tòa án về việc trả lại đơn khởi kiện cho đương sự; phần lớn các thông báo đều nêu lý do trả lại đơn khởi kiện do "chưa đủ điều kiện khởi kiện" như: Người khởi kiện không cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ mà người bị kiện đang quản lý; khởi kiện không đúng thẩm quyền.

Viện kiểm sát các cấp tích cực tiếp nhận, vào sổ theo dõi quản lý và kiểm sát cả về nội dung và thời hạn gửi thông báo thụ lý các vụ, việc dân sự, việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Đối với thông báo thụ lý, lãnh đạo Viện phân công từng Kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý giải quyết, đồng thời, tham gia phiên họp, phiên tòa theo quy định. Viện kiểm sát tích cực ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án gửi đầy đủ, kịp thời các thông báo theo quy định cho Viện kiểm sát để thực hiện kiểm sát tuân theo pháp luật.

* Về việc Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát

Viện kiểm sát, Tòa án các cấp cơ bản có sự nhận thức thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT về việc chuyển hồ sơ giữa Tòa án và Viện kiểm sát, tạo điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Một số Viện kiểm sát địa phương cùng với Tòa án xây dựng Quy chế phối hợp giúp cho việc chuyển hồ sơ giữa Tòa án và Viện kiểm sát được thuận lợi.

Viện kiểm sát các cấp thực hiện đúng thẩm quyền trong việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhìn chung, khi có yêu cầu, Tòa án thực hiện đầy đủ việc chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.

* Kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa, phiên họp

Thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, số lượng các vụ án Viện kiểm sát phải tham gia xét xử tại phiên tòa tăng lên nhiều so với trước đây. Năm 2011, Viện

kiểm sát chỉ tham gia 160 phiên tòa sơ thẩm trên tổng số 40.403 phiên tòa xét xử, chiếm 0,3%; tham gia 1.352 phiên tòa phúc thẩm trên tổng số 9.161 phiên tòa xét xử chiếm tỷ lệ 14,7%. Từ 1/1/2012 đến 31/3/2013, Viện kiểm sát tham gia 35.039 phiên tòa sơ thẩm trên 60.005 phiên tòa xét xử chiếm tỷ lệ 58,4%; tham gia 14.561 phiên tòa phúc thẩm; Viện kiểm sát cấp tỉnh tham gia 564 phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đảm bảo đúng quy định tại Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT [20].

- Tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm: Kiểm sát viên phát huy bản lĩnh, trình độ nghiệp vụ, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa, phiên họp; phát biểu ý kiến đánh giá toàn diện, có căn cứ về việc tuân theo luật về tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng; đề xuất kiến nghị, yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm pháp luật và được chấp nhận. Qua việc tham gia các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, nhiều Kiểm sát viên đã trưởng thành về nhiều mặt, nâng cao bản lĩnh, trách nhiệm và kỷ năng nghiệp vụ trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự.

- Tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm: Kiểm sát viên thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật; phát biểu của kiểm sát viên phân tích toàn diện việc chấp hành pháp luật tố tụng của các chủ thể và về nội dung vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, vận dụng đúng đắn các căn cứ pháp luật để đưa ra quan điểm nhất trí hoặc không nhất trí với kháng cáo; phân tích lý do, căn cứ của kháng nghị; phân tích quan điểm về việc bổ sung, thay đổi kháng nghị… Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa góp phần bảo vệ căn cứ kháng nghị, nâng cao tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận. Một số vụ án đã kháng nghị phúc thẩm có căn cứ nhưng Tòa án xét xử không chấp nhận, Viện kiểm sát cấp dưới tiếp tục báo cáo Viện kiểm sát cấp trên xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Tại phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm: Kiểm sát viên phát biểu, phân tích lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục về tính có căn cứ và hợp pháp để nhất trí hoặc không nhất trí đối với kháng nghị của Chánh án Tòa án; phát biểu và phân tích làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát đối với bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 2/1/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn số 1488/VKSTC-V5 ngày 10/5/2013 của Vụ 5 về tổ chức phiên tòa xét xử vụ án dân sự rút kinh nghiệm, từ đầu năm đến tháng 8/2013 có 43 Viện kiểm sát tỉnh, thành phố tổ chức được 224 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm rút kinh nghiệm. Lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện quan tâm chỉ đạo sát sao đối với công tác chuẩn bị tổ chức phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ, dự kiến tình huống, chuẩn bị bài phát biểu của Kiểm sát viên; tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi phiên tòa. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa rút kinh nghiệm thể hiện được bản lĩnh nghiệp vụ trong việc tham gia hỏi để phát hiện vi phạm; phát biểu kiến nghị Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm; quan điểm giải quyết vụ án [24].

* Công tác ki m sát b n án, quyế t đ ị nh gi i quyế t các v ,

vi c dân s c a Tòa án

Viện kiểm sát các cấp kiểm sát 234.313 bản án, quyết định dân sự sơ thẩm của Tòa án; phát hiện 14.975 bản án, quyết định có vi phạm, chiếm tỷ lệ 6,3% số đã kiểm sát; trong đó, ban hành 1.186 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chiếm tỷ lệ 8% số bản án, quyết định có vi phạm. Kiểm sát đối với 15.300 bản án, quyết định phúc thẩm; phát hiện 1.036 bản án, quyết định có vi phạm, chiếm 6,8% số đã kiểm sát. Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo, đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị phúc thẩm đối với 425 bản án, quyết định dân sự sơ thẩm; báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với 190 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật [24].

Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, đây là điều kiện thuận lợi để kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án. Để kịp thời phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định, Kiểm sát viên kết hợp các biện pháp, xem xét toàn diện cả về tuân theo pháp luật tố tụng và nội dung vụ án. quan hệ pháp luật tranh chấp; thẩm quyền giải quyết; áp dụng căn cứ pháp luật để Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự.

Viện kiểm sát cấp sơ thẩm chủ động kiểm sát các bản án, quyết định, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cùng phối hợp kiểm sát, đảm bảo mọi bản án, quyết định đều được kiểm sát chặt chẽ.

* Công tác kháng nghị, kiến nghị

Viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04 ngày 17/5/2012 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính.

Qua công tác kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án, ban hành 1.186 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 516 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 211 kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự, 54 kháng nghị về kinh doanh thương mại, lao động. Viện kiểm sát địa phương ban hành kháng nghị theo thủ tục dân sự, kinh doanh thương mại, lao động chiếm tỷ lệ 16,6% so với số bản án, quyết định sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa. Trong đó, một số địa phương kháng nghị phúc thẩm trên số bị hủy, sửa chiếm tỷ lệ cao như Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh ban hành 42 kháng nghị/ 55 vụ, việc dân sự hủy, sửa, chiếm tỷ lệ 76%, Đắc Lắc, Tây Ninh, … [20]. Nhiều Viện kiểm sát tích cực yêu cầu cơ quan, tổ chức và các nhân có liên quan cung cấp bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm căn cứ kháng nghị; kết hợp chặt chẽ việc tham gia phiên tòa, phiên họp và kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa

án nên chất lượng kháng nghị nâng lên. Thời gian qua, “kháng nghị phúc thẩm của

Viện kiểm sát được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 86,7% tăng 7,6% so với năm 2011; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được chấp

nhận đạt tỷ lệ 98,3%” [20].

Viện kiểm sát các địa phương ban hành 2.060 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. Nội dung kiến nghị phong phú, đa dạng hơn những năm trước, căn cứ, nội dung kiến nghị có sức thuyết phục nên hầu hết được Tòa án chấp nhận sửa chữa, như các kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục việc chậm gửi thông báo thụ lý, chậm gửi bản án, quyết định, chậm gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ cao. Nhiều Viện kiểm sát đã tổng hợp vi phạm và kiến nghị với Chánh án về những vi

phạm trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự: không có quyết định phân công Thẩm phán thụ lý; tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự không đúng thủ tục; vi phạm thời hạn mở phiên toà phiên họp; biên bản phiên tòa phản ánh không đầy đủ, khách quan diễn biến phiên tòa… Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự một số Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm làm phát sinh tranh chấp dân sự… Các Viện kiểm sát địa phương ban hành nhiều kiến nghị như Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh ban hành 189 kiến nghị, Hà Nội ban hành 106 kiến nghị, Thanh Hóa ban hành 59 kiến nghị… [20].

* Quản lý và kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Thực hiện Điều 284b Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi về thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn số 3947/VKSNDTC-V7 ngày 01/12/2011 về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Viện kiểm sát các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xác nhận đơn khiếu nại, đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thời gian qua, toàn ngành kiểm sát tiếp nhận 81.760 đơn. Trong đó, Viện kiểm sát các địa phương tiếp nhận 42.836 đơn; Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận 38.895 đơn; phân loại và chuyển Vụ dân sự giải quyết 9.177 đơn; Vụ dân sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý 23.370 đơn/7.839 việc; trong đó, đơn hết thời hiệu và đương sự không khiếu nại tiếp là 6.675 đơn/ 3.092 việc; còn lại phải giải quyết 16.695 đơn/4.747 việc; giải quyết 6.689 đơn/1.053 việc chiếm tỷ lệ 40,7% số đơn, 23,5% số việc phải giải quyết [20].

Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa giảm về số lượng, đơn do đương sự tiếp tục khiếu nại các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự

từ trước khi Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi có hiệu lực thi hành. Đến nay, việc tiếp nhận, phân loại và xác nhận đơn của Viện kiểm sát bảo đảm trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao tỷ lệ giải quyết các đơn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)