Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính ở Việt Nam (Trang 82 - 91)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh

lĩnh vực cạnh tranh

Thứ nhất, Rà soát lại các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền

của các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính. Bên cạnh đó cần ban hành những văn bản hướng dẫn quy định thẩm quyền giải quyết những vụ việc cụ thể, song song với việc quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm của từng cơ quan đó là quy định phạm vi trách nhiệm của các cơ quan đó trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài ra, cần có văn bản hướng dẫn sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong những lĩnh vực cụ thể, để tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau.

Đối với lĩnh vực cạnh tranh, nên xem xét loại bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan hành chính trong. Xét về chủ thể trong lĩnh vực cạnh tranh, các bên ngang nhau về quyền và nghĩa vụ không có bên nào yếu thế hơn khi tham gia hoạt động thương mại, trong khi đó hoạt động thương mại đề cao sự thỏa thuận của hai bên do đó áp dụng phương thức hành chính để giải quyết tranh chấp sẽ khiến cho sự thỏa thuận của các bên bị đóng băng. Chưa kể đến, giải quyết tranh chấp bằng phương thức hành chính không giúp bên bị xâm phạm lấy lại quyền lợi của mình. Thay vì giao cho cơ quan hành chính có thẩm quyền quyền giải quyết tranh chấp thì chuyển giao hẳn thẩm quyền này thuộc về Tòa án (là một trong bốn phương thức giải quyết tranh

chấp kinh doanh thương mại được thừa nhận hiện nay), bỏ việc quy định song song hai cơ quan này đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cạnh tranh. Cơ quan hành chính chuyển từ cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp sang cơ quan hỗ trợ Tòa án giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh. Bằng lợi thế là thường xuyên quản lý và giám sát hoạt động cạnh tranh, thêm vào đó là nghiệm vụ chuyên sâu về lĩnh vực cạnh tranh; cá nhân, cơ quan hành chính có thẩm quyền xác định chủ thể bị khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh không rồi từ đó đưa ra quyết định cung cấp cho bên khiếu nại hoặc trực tiếp gửi hồ sơ để Tòa án xem xét giải quyết quyền lợi cho bên khiếu nại. Việc quy định như vậy tránh cho các cơ quan Nhà nước trong hai hệ thống hành pháp và tư pháp nhầm lẫn về thẩm quyền hoặc lấy đó làm lý do đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, bên cạnh đó còn giúp cho bên khiếu nại nhanh chóng được bồi thường nếu có.

Thứ hai, Rà soát những quy định pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạt hành chính trong những lĩnh vực cụ thể trong kinh doanh thương mại. Xem xét chuyển hình thức tịch thu lợi nhuận thu được từ việc vi phạm mà có từ hình thức phạt bổ sung chuyển thành hình thức phạt chính. Ngoài ra, cần xác định thống nhất lại về cách tính mức phạt đối với hành vi hạn chế cạnh tranh trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và Nghị định 116/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật cạnh tranh.

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay nói chung đang gặp rất nhiều bất cập về công tác thi hành, trong đó có cả lĩnh vực cạnh tranh. Cần có công tác rà soát lại những hành vi được coi là vi phạm Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng, cần mô tả rõ hành vi như thế nào thì bị coi là vi phạm, chủ thể có điều kiện gì thì thuộc đối tượng bị xử phạt... Những quy định pháp luật chuyên ngành cần rõ ràng thì công tác xử lý vi

phạm đồi với những chủ thể vi phạm mới đạt hiệu quả và pháp luật mới được thi hành trên thực tế.

Thứ ba, cần ban hành văn bản pháp luật quy định về sự phối hợp giữa

cơ quan quản lý cạnh tranh và Tòa án trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh, kết quả điều tra để giúp chủ thể bị xâm phạm quyền lợi được chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại (nếu có). Đối với vụ việc tranh chấp về cạnh tranh, những vụ việc tranh chấp phức tạp hơn do đó để ban hành một cơ chế bồi thường thiệt hại rất khó đảm bảo quyền sự công bằng và chính xác cho các bên, do đó cần ban hành văn bản phối hợp giữa Cục quản lý cạnh tranh và Tòa án. Cục quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, bằng nghiệp vụ của mình có thể xác minh một doanh nghiệp có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không rồi từ đó có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nếu thấy có hành vi vi phạm đồng thời gửi hồ sơ điều tra sang bên Tòa án để Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đòi bồi thường thiệt hại nếu bên bị hại có yêu cầu. Việc này khiến cho Cục quản lý cạnh tranh vừa thực hiện chức năng quản lý của mình mà chủ thể bị xâm phạm quyền không gặp quá nhiều khó khăn cho việc chứng minh mình bị chủ thể khác xâm phạm quyền lợi đều đó giúp bảo vệ quyền lợi của chủ thể xâm phạm một cách nhanh chóng và triệt để.

Trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là trong pháp luật quy định về bán hàng đa cấp đang có rất nhiều lỗ hồng, nhiều hành vi bán hàng đa cấp chưa được liệt kê khiến các doanh nghiệp lợi dụng để chuộc lợi bất chính. Theo đó dự thảo về Luật cạnh tranh sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Và nên bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” đây là

hành vi bất chính có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến, và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cần sửa đổi và bổ sung một số những quy định khác liên quan đến hạn chế cạnh tranh như mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động, hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam để bảo vệ môi trường cạnh tranh ở Việt Nam. Đối tượng áp dụng cũng được mở rộng. Ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, còn có cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan, bao gồm cả các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính. Cần xem xét loại bỏ quy định có thể dẫn đến loại bỏ đối đủ cạnh tranh là điều kiện để hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường là vi phạm Luật Cạnh tranh vì việc chứng minh tình huống giả định sẽ xảy ra trong tương lai, thì mới xử phạt được doanh nghiệp thống lĩnh thị trường rất khó và chưa đủ cơ sở để chứng minh nên trên thực tế điều kiện này là không khả thi.

Cần bổ sung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp vào nhóm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; làm rõ các dấu hiệu nhận diện đối với biểu tượng, khẩu hiệu kinh doanh; cần có văn bản hướng dẫn, quy định các dấu hiệu nhận diện hành vi nói xấu, gièm pha doanh nghiệp khác để phân biệt và xác định ranh giới với quyền tự do ngôn luận; bổ sung quy định về hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá) vào nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh... bởi pháp luật cạnh tranh còn chưa quy định cụ thể, rõ ràng nên việc xử lý các hành vi này chưa có thật sự đạt hiệu quả.

Nên đưa nội dung lao động vào các Hiệp định FTA thế hệ mới nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại, do khi một nước áp dụng tiêu chuẩn lao động thấp và người lao động

không được bảo đảm quyền thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương và điều kiện làm việc thì sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn nên có lợi thế cạnh tranh so với nước áp dụng tiêu chuẩn lao động cao và bảo đảm các quyền nêu trên của người lao động theo quy định của ILO. Đối với lĩnh vực lao động, cam kết về lao động của Việt Nam trong Hiệp định TPP cũng như FTA VN – EUlà những cam kết có tác động làm thay đổi lớn đối với hệ thống Quan hệ lao động tại Việt Nam.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế đảm bảo việc thi hành quyết định giải

quyết tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh. Những quyết định giải quyết tranh chấp muốn được thi hành thì cần có nội dung liên quan đến yếu tố tài sản. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định thẩm quyền cho các cơ quan hành chính liên quan đến việc bồi thường cho chủ thể bị xâm phạm mà chỉ quy định đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) đối với chủ thể vi phạm mà thôi. Vì vậy, một quyết định xử phạt muốn được thi hành cần phải ghi rõ biện pháp cần được áp dụng với mức phạt là bao nhiêu. Vấn đề bồi thường còn lại buộc phải được bên bị xâm hại về quyền khởi kiện theo con đường Tòa án (nếu có yêu cầu) và phán quyết của Tòa án được thi hành theo Luật thi hành án.

Về cơ chế thực thi Luật Cạnh tranh, việc kiểm soát chống độc quyền và hình thành các liên minh nhằm cản trở cạnh tranh tự do luôn luôn là sự thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi các năng lực chuyên môn đặc biệt của lực lượng cán bộ thừa hành cũng như các thẩm quyền pháp lý đặc thù.

Biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước áp dụng mang tính cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hộinên tách nội

dung trên thành điều luật riêng, không thể đặt chung với khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh năm 2004 với lý do như đã phân tích ở trên.

Cần trao quyền cho các bên hưởng lợi cũng như bị hại, bao gồm doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo điều kiện để nhóm đối tượng này được khởi kiện tư pháp chống lại các hành vi cản trở cạnh tranh tự do và lành mạnh. Thiết nghĩ rằng mô hình tố tụng về cạnh tranh như dự thảo luật đề xuất cần phải có sự tham gia của tòa án, các cơ quan tư pháp và luật sư mới chứng tỏ bước cải cách thực sự.

Thứ năm, nên sáp nhập Cục Quản lý cạnh tranh với Hội đồng Cạnh

tranh thành Cơ quan Tối cao về cạnh tranh, hoặc là Cơ quan cạnh tranh tối cao hoặc là một tên gọi khác, thì cơ quan này phải trực thuộc Chính phủ, không trực thuộc Bộ Công Thương như Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay. Theo Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP, cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh - tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; còn Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Theo tố tụng cạnh tranh, thì Cục Quản lý cạnh tranh như cơ quan khởi xướng vụ việc. Nếu không có hồ sơ khiếu nại vụ việc, hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh không phát hiện có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh thì có lẽ, Hội đồng Cạnh tranh cũng không thể phát huy hết chức năng của mình, hay nói cách khác, chức năng của Hội đồng Cạnh tranh có thể xem như là “chức năng phái sinh” từ chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh. Bất cứ một quá trình tố tụng nào, cho dù là hoạt động tư pháp hay hành chính, công tác điều tra đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng kết quả của hoạt động xét xử, hay xử lý vụ việc trong tố tụng cạnh tranh. Khả năng chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên sẽ làm cho

kết quả điều tra tiếp cận với sự thật, mang tính khách quan hay mang tính chủ quan áp đặt của người tiến hành điều tra. Vì vậy, khi sáp nhập Cục Quản lý cạnh tranh với Hội đồng Cạnh tranh thành Cơ quan Tối cao về cạnh tranh thì cơ quan Tối cao có đầy đủ thẩm quyền của hai tổ chức hiện có. Điều đó, sẽ giải quyết được một số hạn chế như đã nêu, thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thẩm quyền cơ quan hành chính nhanh chóng, kịp thời.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thứ nhất, Đối với lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc loại

bỏ thẩm quyền của các cơ quan hành chính trong giải quyết tranh chấp bảo vệ người tiêu dùng là chưa thể thực hiện được. Xuất phát từ nhiều lý do về pháp luật và các kênh hỗ trợ người tiêu dùng còn yếu thế và chưa được quan tâm, thì người tiêu dùng hiện nay cần được một cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước bảo vệ. Xét về xu hướng chung trong tương lai thì việc loại bỏ thẩm quyền của cơ quan Nhà nước là hợp lý tuy nhiên cần xây dựng và củng cố giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng quyền lực tư như Hiệp hội bảo về quyền lợi người tiêu dùng… Một số nước có cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng quyền lực tư, bằng dư luận rất tốt đó là Đài Loan và Hàn Quốc. Vai trò của cơ quan hành chính của hai đất nước này trong bảo vệ người tiêu dùng không bị loại bỏ nhưng giảm quyền lực như chỉ đóng vai trò là trung gian hòa giải. Tuy nhiên việc giảm quyền lực của cơ quan hành chính nhưng quyền lợi người tiêu dùng vẫn được tích cực bảo vệ bởi cơ quan ngôn luận và hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng của các đất nước này hoạt động rất hiệu quả.

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nhân tố hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tích cực, chủ động phối hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội này hoạt động. Đặc biệt, cần triển khai quy định về việc giao các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ ngân sách theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay nói chung đang gặp rất nhiều bất cập về công tác thi hành, trong đó có cả lĩnh vực cạnh tranh và lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cần có công tác rà soát lại những hành vi được coi là vi phạm Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng, cần mô tả rõ hành vi như thế nào thì bị coi là vi phạm, chủ thể có điều kiện gì thì thuộc đối tượng bị xử phạt...Những quy định pháp luật chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính ở Việt Nam (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)