Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính ở Việt Nam (Trang 78 - 82)

doanh thƣơng mại bằng phƣơng thức hành chính

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính ở Việt Nam tuy rằng không mới nhưng chưa từng được thừa nhận chính thức ở bất kì văn bản pháp luật nào. Bên cạnh đó, phương thức này lại không được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong hoạt động thương mại. Tuy không được thừa nhận chính thức và không được áp dụng ở nhiều lĩnh vực nhưng xét đến điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp hành chính vẫn cần được duy trì và đạt được thành tựu nhất định.

Đứng trước bối cảnh, doanh nghiệp có yếu kém về việc quản lý nội bộ, thiếu chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại và thêm vào đó tình trạng thụ động trong công tác tìm hiểu pháp luật của cả doanh nghiệp và người dân thì việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo hướng hoàn toàn tự do theo nguyên tắc chủ chốt của quan hệ thương mại là chưa đạt được hiệu quả cao nên việc có sự can thiệp của cơ quan hành chính là cần thiết. Tuy nhiên, xét về định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước, tương lai cần đẩy mạnh sự phát triển về nội lực của mỗi doanh nghiệp, nâng tầm hiểu biết của mỗi người dân để loại bỏ đến mức thấp nhất sức mạnh Nhà nước trong hoạt động thương mại, để hoạt động thương mại được diễn ra theo đúng quy luật thị trường mà vẫn giúp nền kinh tế phát triển.

Xét trong thực tiễn thi hành như hiện nay, phương thức hành chính trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cũng đã đạt được không ít thành tựu. Như bảo vệ được những chủ thể yếu thế trong quan hệ thương mại, giúp giữ gìn trật tự xã hội kinh tế và góp phần vào làm đa dạng phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Bên cạnh những ưu điểm đó, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính hiện nay cũng gặp không ít những bất cập và thực tiễn thi hành cần được xem xét chỉ ra và có những biện pháp khắc phục. Do đó, việc

Trong quá trình xây dựng những quy định pháp luật và thi hành những quy định pháp luật không tránh khỏi những bất cập. Để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính cần phải tuân theo những phương hướng sau:

Xây dựng hành lang pháp lý về quản lý nhằm giữ gìn trật tự và ổn định kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế. Sự tham gia của phương thức hành

chính trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại giữ một vai trò quan trọng trong việc ổn định trật tự kinh tế xã hội trong nước. Do đó, xây dựng một hành lang pháp lý đảm bảo giữ gìn sự ổn định và trật tự kinh tế là điều tất nhiên cần được xem xét đến. Tuy nhiên, một đất nước có nền kinh tế thì trường phát triển thì hoạt động kinh doanh thương mại không chỉ “chơi trong sân nhà” mà còn có sự tham gia hội nhập vào những sân chơi quốc tế khác. Để là một chủ nhà thu hút nhiều bạn chơi thì pháp luật hành chính trong giải quyết tranh chấp cũng cần được xây dựng phù hợp với xu hướng chung của các nền kinh tế lớn và của chung thế giới.

Quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan hành chính giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Bài toán quy định quyền thẩm của

các cơ quan Nhà nước trong mọi lĩnh vực đối với nước ta luôn là một bài toán khó có thể tìm ra được một kết quả chính xác hay tối ưu. Dù trong lĩnh vực

nào, thì ta luôn gặp phải vấn đề về chồng chéo thẩm quyền hay không xác định được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu quy định những trường hợp cụ thể từng vụ việc thuộc thẩm quyền từng cá nhân, tổ chức thì rất có thể nhiều vụ việc mới phát sinh trong tương lai sẽ không xác định được ai có thẩm quyền giải quyết nhưng nếu như quy định chung từng lĩnh vực lại xảy ra hiện tượng chồng chéo thẩm quyền dẫn đến việc các cá nhân, tổ chức đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Do đó, để bài toán về thẩm quyền đạt hiệu quả nhất, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và cần có công tác nâng có ý thức tự giác và trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Bảo đảm việc thực thi kết quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức hành chính. Một quyết định giải quyết tranh chấp chỉ thực sự có ý nghĩa khi

quyết định này được công nhận và đảm bảo thực thi trong thực tiễn bởi hệ thống thi hành án. Hiện nay, dù phương thức hành chính do cơ quan hành chính áp dụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có cơ chế đảm bảo thi hành án, tuy nhiên pháp luật thi hành án đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa rõ khiến việc thi hành án chưa đạt được kết quả hoặc không thể thi hành được. Cần có sự rà soát để sửa đổi và bổ sung những quy định pháp luật về thi hành án để đảm bảo quyết định của cơ quan hành chính trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được thi hành.

Đẩy mạnh xã hội hóa đối với giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo hướng giảm sự can thiệp quyền lực Nhà nước vào trong giải quyết tranh chấp thương mại. Theo định hướng này, nhà nước khuyến khích các

chủ thể trong quan hệ kinh doanh thương mại giải quyết bằng phương thức ngoài Tòa án và cơ quan nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Nếu trong lĩnh vực cạnh tranh, sự can thiệp của Nhà nước trong giải

quyết tranh chấp nhằm bảo vệ trật tự công của xã hội và cộng đồng thì trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sự can thiệp của Nhà nước trong giải quyết tranh chấp lại mang ý nghĩa về bảo vệ quyền lợi tư- quyền lợi của người tiêu dùng nhiều hơn. Thay vì nhờ đến quyền lực nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn có thể được đảm bảo thông qua các Hiệp hội, đồng thời nâng cao năng lực Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường tư cách đại diện cho người tiêu dùng đặc biệt trong trường hợp có phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, pháp luật hướng tới sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng từ đó ngoài việc bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng còn hướng tới bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã giảm bớt được sự can thiệp quyền lực công vào tranh chấp tư như là Pháp, Mỹ mà vẫn đảm bảo được hiệu quả cao.

Xây dựng những kênh thông tin giúp các bên có thể tự tìm hiểu pháp luật và những kênh giải đáp giúp cả doanh nghiệp và người dân có thể hiểu pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách toàn diện nhất. Chủ động tìm hiểu và tiếp nhận những quy định pháp luật và những

yếu tố quan trọng trong việc hạn chế những vi phạm pháp luật xảy ra. Do đó, xây dựng hệ thống hàng lang pháp luật phù hợp với tình hình, bối cảnh xã hội là chưa đủ, cần có công tác triển khai và phổ biến pháp luật tới đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần xây dựng những cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về công nhận các phán quyết trọng tài nước ngoài hay các phán quyết tòa án, hoạt động hỗ trợ tư pháp. Hợp tác và phối hợp trong hoạt động điều tra, xác minh vụ việc, hỗ trợ tư pháp (khi cần thiết), tăng cường phối hợp và liên kết

giữa các tổ chức xã hội đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cần đưa những nội dung hợp tác để thảo luận tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh việc tham gia, xây dựng các văn kiện quốc tế và khu vực để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hành chính ở Việt Nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)