Đặc điểm, vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng

1.3.1. Đặc điểm

Mặc dù chính sách cạnh tranh và kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh của các quốc gia là không giống nhau do những yếu tố đặc thù về chính trị, văn hóa và truyền thống chi phối. Song, về cơ bản pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, trong kinh tế thị trường, người ta ghi nhận nguyên tắc “tự do thỏa thuận, tự do kinh doanh” như là nguyên tắc bản lề khi xây dựng pháp luật kinh doanh cũng như là tiêu chí để đánh giá môi trường cạnh tranh có hoàn hảo hay không. Tuy nhiên, các quyền này không được diễn ra một cách tự ý, tự phát mà được luật pháp điều chỉnh hợp lý. Chính vì vậy, pháp luật nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng khi xây dựng các quy định về kiểm soát hành vi thống lĩnh thị trường thị trường đều nhằm mục đích tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cân bằng lợi ích của các chủ thể trên thị trường và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội quốc gia. Nó được coi là công cụ quản lý của nhà nước để duy trì quyền tự do cạnh tranh kinh doanh lành mạnh bằng cách hạn chế các đặc quyền kinh tế của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, sự điều tiết của pháp luật khi tác động đến các quan hệ cạnh tranh đều phải được căn cứ trên bản chất của hành vi và tôn trọng tính quy luật khách quan. Do đó, pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chỉ can thiệp vào những nơi, những quan hệ, những hành vi không đảm bảo sự cạnh tranh mang tính hiệu quả (những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường làm triệt tiêu hoặc hạn chế cạnh tranh). Nói cách khác, nhà làm luật chỉ hướng đến cấm đoán hành vi, vì tự thân vị trí thống lĩnh thị trường không tạo ra vi phạm, không tạo ra những hệ quả xấu ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Khác với pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế có nhiệm vụ ngăn chặn khả năng hình thành các thế lực có quyền

lực, có quyền lực thị trường không hình thành thông qua tích tụ tư bản và cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, xét về mức độ phức tạp và nguy hại cho thị trường thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà đỉnh cao là lạm dụng vị trí độc quyền cao hơn rất nhiều so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sở dĩ như vậy, khi đạt được vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thực hiện các hành vi tiêu diệt quy luật cạnh tranh, thao túng thị trường liên quan mà mình hoạt động dẫn đến phá vỡ cấu trúc và tương quan của thị trường. Vì lẽ đó, cho nên thái độ của nhà nước và cơ quan quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực pháp luật này cũng nghiêm khắc và quyết liệt hơn. Các biện pháp hành chính, kinh tế, hình sự nghiêm khắc được áp dụng đối với các hành vi lạm dụng cũng như những chủ thể lãnh đạo, quản lý công ty đó. Các chế tài có thể được áp dụng tùy thuộc vào mức độ, phạm vi và hậu quả cụ thể của hành vi như phạt tiền (chế tài kinh tế); buộc cơ cấu lại doanh nghiệp, loại bỏ những điều khoản vi phạm ra khỏi giao dịch, loại bỏ các biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp ra nhập thị trường… (chế tài hành chính); phạt tù (chế tài hình sự).

Thứ tư, cũng bắt nguồn từ hậu quả mà hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đem lại cho thị trường nên cơ chế kiểm soát trong lĩnh vực này được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ hơn. Trách nhiệm kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trước hết sẽ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền quản lý cạnh tranh mà không cần thiết phải có sự tố cáo hay khiếu kiện từ phía đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng của doanh nghiệp bị kiểm soát hay từ phía người dân. Hơn nữa, để bảo đảm cơ chế kiểm soát được thực thi và có ý nghĩa trong đời sống, pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn quy định chi tiết cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; trình tự và thủ tục thi hành pháp luật; thủ tục và thẩm quyền khiếu kiện, khiếu nại; thẩm quyền tài phán và áp dụng các chế tài.

Thứ năm, pháp luật cạnh tranh trên thế giới thông thường phân chia thành hai lĩnh vực: pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế

cạnh tranh. Cả hai lĩnh vực này đều có nhiệm vụ bảo vệ cho môi trường cạnh tranh được lành mạnh, các hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường và ổn định. Trong đó, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh mặc dù được ra đời sau nhưng đóng vai trò quan trọng hơn. Bởi nếu không có các quy định pháp luật trong lĩnh vực này các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, các hành vi tập trung kinh tế sẽ triệt tiêu cạnh tranh, phá vỡ cấu trúc và tương quan thị trường. Khi đó, sẽ không còn môi trường cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng không có cơ sở để phát triển và sự xuất hiện của pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh là không cần thiết. Mặt khác, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là bước cao hơn của cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi này không chỉ gây nguy hiểm và để lại hậu quả cho các đối thủ cạnh tranh, những người tiêu dùng của mình mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ những nhà sản xuất, người tiêu dùng khác và hơn hết là toàn xã hội. Vì lẽ đó cho nên, pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là bước phát triển cao hơn của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và là sự tiếp nối cho pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Bên cạnh sự quan hệ mật thiết với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hình sự, Luật Dân sự… trong việc nhận dạng và áp dụng các chế tài phù hợp với từng hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau.

1.3.2. Vai trò

Các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có quyền lực thị trường nếu không được giới hạn và ngăn chặn sẽ để tại tác hại vô cùng to lớn đến môi trường cạnh tranh và cấu trúc thị trường. Do đó, có thể nói, sự ra đời của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đã có nhiều vai trò to lớn trong pháp

luật kinh doanh nói riêng và việc xây dựng nền kinh tế thị trường còn non yếu của Việt Nam nói chung:

Thứ nhất, góp phần duy trì tương quan thị trường trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Giới hạn các quyền và lợi ích của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm tránh hành vi lạm dụng. Đồng thời, điều hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với lợi ích chung của toàn xã hội.

Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp tăng tích tụ tư bản, đạt được vị trí thống lĩnh thị trường thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hậu quả tiêu cực do hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây ra. Để từ đó góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của nguyên tắc tự do kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Đóng góp cho việc xây dựng khung hành lang pháp lý chống hạn chế cạnh tranh nói riêng và pháp luật kinh doanh nói riêng.

Thứ tư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đối thủ cạnh tranh lành mạnh nhưng yếu thế của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Tăng cường sức mạnh tự bảo vệ của người tiêu dùng trước những hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp này.

Thứ năm, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của chúng ta bắt đầu hội nhập sâu vào thị trường chung quốc tế. Môi trường này đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh phải tuân thủ những nguyên tắc đã được các quốc gia thành viên khác thừa nhận, nhất là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể khác. Điều này vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường phát triển, nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ trong guồng máy cạnh trạnh khốc liệt. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường không chỉ giúp Việt Nam nhanh chóng mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà còn giúp bảo vệ chính nền

kinh tế thị trường còn non yếu của mình trước sức mạnh của các doanh nghiệp có tiềm lực thị trường trên thế giới.

Với những vai trò lớn lao đã được phân tích ở trên, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhất trong điều tiết chính sách cạnh tranh của nhà nước. Đồng thời, đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu trong quản lý môi trường kinh doanh lành mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)