Công đoạn nhuộm da

Một phần của tài liệu Sản xuất sạch hơn trong ngành thuộc da ap dụng tại doanh nghiệp thuộc da SAIGON TANTEC (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 4: TIỀM NĂNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH THUỘC DA & ÁP DỤNG SẢN

4.9.1. Công đoạn nhuộm da

Hình 11 – công đoạn nhuộm da

Các vấn đề môi trường

Quá trình thuộc lại và nhuộm màu cho da ngoài việc sử dụng các thuốc nhuộm như muối crom, dầu thực vật và muối gốc Na là các hợp chất khó bay hơi thì công ty còn sử dụng một số loại hóa chất phụ trợ cho quá trình thuộc, nhuộm như HCOOH, NH4OH. Đặc tính của các axit này là có khả năng bay hơi ngay cả trong điều kiện bình thường của công ty (nhiệt độ khoảng 28-35oC). Ở điều kiện bình thường, HCOOH có thể bay hơi đến 5% và NH4OHcó thể bay hơi đến 2% và theo phương trình sau:

NH4OH -> NH3 + H2O

Với lượng hóa chất HCOOH 85% sử dụng hàng năm là 50.600 kg và NH4OH 20% là 32.000 kg thì các chất này bay ra ngoài môi trường làm việc lượng tương ứng hàng năm là:

HCOOH= 0,85x5%x50.600=2.150,5 kg/năm = 7,17kg/ngày. NH3=0,2x2%x 32.000 x17/35=62,17 kg/năm=0,2 kg/ngày.

Các khí thải này có đặc điểm phân tán nên khả năng phát tán rộng, khó kiểm soát. Trong môi trường lao động trung bình 8 giờ HCOOH được quy định ở mức tối đa là 9 mg/m3 và NH3 được quy định ở mức 17mg/m3.

− Mùi hôi phát sinh từ các loại hoá chất sử dụng cho quá trình thuộc da

− Là mùi hôi đặc trưng của thuốc nhuộm (mùi hắc), NH3(mùi khai), các axit gây mùi chua.

− Các thuốc nhuộm gốc benzidin được xem là gây ung thư. Các thuốc nhuộm azo và pigment azo có thể bị khử thành các arylamines có tác dụng gây ung thư.

− Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào da, đi vào nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc nhuộm, công nghệ nhuộm, loại da, độ màu yêu cầu, các chất phụ trợ,.. − Như vậy , thuốc nhuộm hoạt tính là loại gây màu nuớc thải chính. Ước tính nếu nhuộm

với tỷ lệ 3% thuốc nhuộm hoạt tính ở tỷ lệ nhuộm 1:10, dù đã tận dụng thuốc nhuộm tới 80% thì sau khi giặt trong nước thải cũng vẫn còn 60mg/L thuốc nhuộm hoạt tính thuỷ phân. Để đạt giới hạn 0,3 mg/L thì cần phải pha loãng 200 lần.

− Một số hóa chất phụ trợ trong hỗn hợp nhuộm có thể có hại đối vớisức khỏe. Đó là các chất gây kích ứng như formic acid, sulfuric và acetic acid hay các dung môi hữu cơ có tác động đến hệ thần kinh.

− Kim loại nặng có trong nước thải khi sử dụng các thuốc nhuộm như hoàn nguyên, hoạt tính, trực tiếp, cation,.. hay từ nhiễm bẩn trong hoá chất khác. Một phần kim loại nằm trong nước thải sẽ tích lũy trong bùn của xử lý nước thải, phần kim loại nằm trong sản phẩm sẽ phát thải ở cuối vòng đời của sản phẩm.

− Hợp chất crôm (thường là muối Cr2O72-) đượcsử dụng để oxy hoá trong nhuộm da. Dạng Cr(VI) này rất độc, bên cạnh đó sản phẩm khử của nó là Cr(III) cũng khá độc.

Các cơ hi SXSH

− Thay thế các thuốc nhuộm/pigment gây ung thư, độc hại bằng các chất không có các tác hại này:

• Sử dụng thuốc nhuộm acid thay cho thuốc nhuộm chứa kim loại nặng cho nhuộm da. • Tránh sử dụng các tác nhân phân tán trên cơ sở dung môi có chứa halogen.

• Tìm khả năng làm sạch thuốc nhuộm khỏi dịch nhuộm, ví dụ lọc bằng màng hay hấp phụ bằng than hoạt tính, sau đó tái sử dụng nước và các chất phụ trợ.

• Trong công nghệ nhuộm theo mẻ, tìm cách tái sử dụng dịch nhuộm có nồng độ cao.

Một phần của tài liệu Sản xuất sạch hơn trong ngành thuộc da ap dụng tại doanh nghiệp thuộc da SAIGON TANTEC (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w