Các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật trong việc đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 88 - 89)

Chương 4 : TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ

4.2. Một số kiến nghị

4.2.2. Các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật trong việc đầu tư

của mình, có thể quy định về việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân. Ý kiến này được đưa ra trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và cần được quy định rõ hơn nữa trong Luật chung cư, bởi mô hình này chủ yếu và điển hình trong việc mua bán căn hộ chung cư.

Việc thế chấp dự án, nhà ở hình thành trong tương lai sẽ góp phần quan trọng trong việc huy động vốn trong phát triển nhà ở. Tuy nhiên, với quy định cả hai đối tượng là chủ đầu tư và người mua cùng có quyền thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì mặc dù có quy định trước khi bán chủ đầu tư phải giải chấp nhưng vẫn có thể dẫn đến tình trạng cả hai đối tượng cùng thế chấp một nhà ở trong dự án xây dựng. Tuy nhiên, nếu có quy định về điều kiện giải chấp trước khi bán nhà ở trong dự án thì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà vì sẽ khó được ký hợp đồng mua bán nhà ở mà chỉ là hợp đồng góp vốn. Vì vậy, cần quy định cụ thể việc góp vốn và phân biệt rõ hai hình thức huy động vốn và mua bán nhà hình thành trong tương lai. - Quy định góp vốn, mua bán căn hộ hình thành trong tương lai phải thông qua ngân hàng. Mỗi chủ đầu tư phải mở một tài khoản duy nhất tại một ngân hàng cho mỗi dự án chung cư, để nhận các khoản góp vốn, thanh toán mua từ khách hàng. Việc giám sát sử dụng tài khoản này được trao cho ngân hàng theo nguyên tắc chủ đầu tư phải lên kế hoạch trước việc sử dụng và ngân hàng chỉ cho phép giải ngân theo kế hoạch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo pháp luật Việt Nam 03 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)