Thay đổi tên gọi và cấu trúc văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 (Trang 132 - 134)

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO

4.2.4. Thay đổi tên gọi và cấu trúc văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động

động bảo lãnh ngân hàng

Về tên gọi, hiện nay tên gọi văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể hoạt động BLNH là Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định về BLNH. Tên gọi này là không phù hợp vì nhƣ đã phân tích tại các chƣơng 2 và chƣơng 3 của Luận án,

phải sử dụng tên gọi "hoạt động BLNH" mới phù hợp và phản ánh đúng mục tiêu điều chỉnh pháp luật của văn bản này.

Về cấu trúc, Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN có cấu trúc chƣa hợp lý, cần đƣợc cơ cấu lại để bảo đảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật với tƣ cách là văn bản pháp luật chuyên ngành theo hƣớng sau đây:

Thứ nhất, Thông tƣ mới cần đƣa các nội dung về các trƣờng hợp đƣợc bảo

lãnh đối với ngƣời cƣ trú và không cƣ trú, các điều kiện đối với bên bảo lãnh, bên đƣợc bảo lãnh vào nội dung Chƣơng 1 (Quy định chung). Nhƣ vậy, nội dung Chƣơng 1 sẽ bao gồm các điều về Phạm vi điều chỉnh; Đối tƣợng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hoạt động BLNH, Thực hiện pháp luật về quản lý ngoại hối; Những trƣờng hợp không đƣợc bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh; Thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng; Bảo lãnh đối với ngƣời cƣ trú; Bảo lãnh đối với ngƣời không cƣ trú; Sử dụng ngôn ngữ; Áp dụng tập quán quốc tế và lựa chọn pháp luật, cơ quan giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, tại Chƣơng 2 (Quy định cụ thể) cần đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng:

- Bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của bên đƣợc bảo lãnh – chủ thể thực hiện hoạt động BLNH.

- Quy định về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh và các loại hình bảo lãnh mà TCTD cung cấp cho khách hàng.

- Quy định về các phƣơng thức bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh.

- Xác định rõ quan hệ giữa TCTD và khách hàng là một quan hệ cấp tín dụng, quy định cụ thể các vấn đề nhƣ: hồ sơ đề nghị bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh và các nội dung có liên quan khác.

- Xác định rõ quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là một quan hệ hợp đồng bảo đảm, theo đó bao gồm các nội dung: giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, thực hiện hợp đồng và các nội dung có liên quan khác.

- Quy định về hiệu lực của BLNH, bao gồm các quy định: thời điểm có hiệu lực và thời điểm chấm dứt BLNH.

Thứ ba, tại Chƣơng 3 (Báo cáo, tổ chức thực hiện) quy định các nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BLNH

Thứ tư, Chƣơng 4 (Điều khoản thi hành) quy định về thời điểm có hiệu

lực và các đối tƣợng có trách nhiệm thi hành văn bản.

Nhƣ vậy, với những nội dung nêu trên, nghiên cứu sinh đề xuất cấu trúc lại Thông tƣ mới về BLNH nhƣ sau:

Chƣơng 1. Quy định chung Chƣơng 2. Quy định cụ thể

Mục 1. Địa vị pháp lý của bên bảo lãnh Mục 2. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng Mục 3. Phƣơng thức bảo lãnh ngân hàng

Mục 4. Thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng Mục 5. Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng

Mục 6. Hiệu lực của bảo lãnh ngân hàng Chƣơng 3. Báo cáo, tổ chức thực hiện Chƣơng 4. Điều khoản thi hành

Cấu trúc trên sẽ bao quát đƣợc toàn bộ nội dung điều chỉnh pháp luật về hoạt động BLNH, đồng thời phân biệt rõ hai mối quan hệ chủ yếu phát sinh trong hoạt động BLNH là quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh và quan hệ hợp đồng bảo lãnh tạo thuận lợi việc áp dụng pháp luật và hạn chế tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam luận án TS luật 62 38 50 01 (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)