Hoàn thiện quy định về tài sản là quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 95 - 97)

Bên cạnh tài sản hữu hình, tài sản vô hình (trong đó bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) cũng khẳng định vai trò thiết yếu của nó đối với không chỉ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và còn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Theo ngài Kamil Idris- Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ

thế giới (WIPO), "Mặc dù tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn

đó từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều này không còn đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên tri thức"

Đối với công ty với tư cách là một tổ chức kinh doanh thì tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. Ngày nay, nhiều công ty phải đầu tư để nghiên cứu hoặc mua quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong góp vốn thành lập công ty quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành hình thức vốn góp quan trọng. Trên cơ sở đó, chúng ta có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Pháp luật sở hữu trí tuệ cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở

pháp lý không phải chỉ là hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn bao gồm cả pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật tố

tụng dân sự…Tức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống

nhất trong cả hệ thống pháp luật. Pháp luật sở hữu trí tuệ phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta đó và sẽ là thành viên, đặc biệt là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Bởi vì, đây là những công ước xương sống của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Hơn nữa, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể sáng tạo và các chủ thể có liên quan khác chứ không được gây phiền hà cho họ.

Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay bao gồm :

Thứ nhất, Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu trớ tuệ, các quy định pháp luật cụ thể về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, xem xét để loại bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định nào, văn bản nào.

Thứ hai, Xây dựng và ban hành ngay hai Nghị định: Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh những vần đề cơ bản nhưng lại chỉ được quy định chung chung trong Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và đang phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả; Việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ

thuật dân gian; Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ…Cần chấm dứt tình trạng quy định trong Bộ luật và Văn bản luật rằng “Chính phủ quy định chi

tiết…” nhưng sau đó Chính phủ không ban hành văn bản hướng dẫn. Đây

chính là trường hợp quy định tại Điều 748 Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo điều luật này, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được nhà nước bảo hộ theo quy định riêng, tuy nhiên cho đến nay Bộ luật Dân sự năm 1995 đó được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng nhà nước chưa quy định cụ thể về vấn đề này!

Thứ tư, quy định phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình. Cho đến

nay, vẫn còn nhiều người cho rằng không thể xác định được chính xác giá của tài sản vô hình, việc xác định giá tài sản vô hình là điều không tưởng. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, hoàn toàn có thể xác định được giá trị tài sản vô hình. Theo Hướng dẫn số 4 của Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, có ba loại phương pháp để thẩm định giá trị tài sản vô hình. Cụ thể là: Phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương pháp này chưa thích hợp với điều kiện kinh tế của nước ta. Bởi vậy, chúng ta cần phải xây dựng những phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình cho tương thích với hướng dẫn của Uỷ ban thẩm định giá quốc tế và thông lệ quốc tế, nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt nam. Để làm được điều này, đòi hỏi sự đóng góp công sức của các chuyên gia tài chính cùng với các cơ quan xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)