Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sát

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, VKS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội liên quan đến HIV. Để hoạt động của VKS đạt hiệu quả cao, VKS các cấp cần làm tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trong ngành và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án phạm tội liên quan đến HIV. Chỉ trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ trong ngành Kiểm sát và sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa ngành Kiểm sát với Cơ quan điều tra, Tòa án, các cơ quan có liên quan khác, thì công tác đấu tranh phòng, chống tội liên quan đến HIV có thể đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo, đề xuất, và hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, các vụ án về tội liên quan đến HIV. VKS cấp trên ngoài việc hướng dẫn, cần theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ theo quy định của quy chế kiểm tra trong ngành. Kết quả kiểm tra cần được tập hợp, thông báo rút kinh nghiệm chung cho VKS và Cơ quan điều tra để hoạt động điều tra các vụ án về tội liên quan đến HIV đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật.

Ngoài ra, VKS các cấp cũng phải tăng cường quan hệ phối hợp với các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ở địa phương... trong việc nắm thông tin vi phạm tội cố ý gây thương tích, và tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của Đảng, các ngành, các cấp trong công tác kiểm sát quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, thi hành án hình sự.

Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chính trị, kiến thức về pháp luật hình sự đối với kiểm sát viên, cán bộ làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, truy

tố, xét xử các vụ án về tội liên quan đến HIV. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên đề cụ thể về công tác kiểm sát điều tra hình sự, trong đó đi sâu vào công tác kiểm sát điều tra đối với các vụ án về tội liên quan đến HIV. Ngoài việc nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, các lớp tập huấn sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn kiểm sát tuân theo pháp luật đối với các vụ án này.

Cần phân công và quy rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án về tội liên quan đến HIV. Những cán bộ, kiểm sát viên này phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với lãnh đạo VKS để hoạt động kiểm sát đạt hiệu quả cao hơn. Khi để xảy ra oan, sai, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phụ trách của mình thì người đó phải chịu trách nhiệm, kể cả TNHS nếu hành vi của người đó cấu thành tội phạm. Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra; kịp thời biểu dương, phổ biến kinh nghiệm của những nơi làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố đối với các vụ án về tội liên quan đến HIV, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng oan, sai, trái pháp luật hoặc bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)