7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực tiễn xét xử các tội có liên quan đến HIV
2.1.3. Nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc trong
điều tra, truy tố, xét xử các tội có liên quan đến HIV
Qua thực tiễn cho thấy những tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân sau đây:
Các cơ quan pháp luật ở Trung ương chưa kịp thời ra văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng pháp luật còn thiếu thống nhất làm giảm hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử tội liên quan đến HIV. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ
hở"; "Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật về tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế" [3]. BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2000 và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm của toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đã phát hiện nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định của BLHS về các tội phạm liên quan dến HIV.
Trên thực tế các tội phạm có liên quan đến HIV được coi là tội phạm “ẩn” xảy ra dưới nhiều hình thức phạm tội khác nhau nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các đơn vị tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội liên quan đến HIV trên địa bàn cả nước tuy đã được tăng cường đổi mới nhưng vẫn chưa xỷ lý được tội phạm này. Trước hết là việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành cán bộ dưới quyền thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo quy định của pháp luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo của các cơ quan tư pháp cấp trên đối với cấp dưới, của lãnh đạo đối với người có chức danh tư pháp chưa được chú trọng và không thường xuyên liên tục, còn có những trư- ờng hợp cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan cấp dưới chưa sát, không kịp thời còn chung chung.