Thực hiện tốt sự phân công, chỉ đạo, phối hợp trong giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (Áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 93)

3.2. Các giải pháp khác

3.2.4. Thực hiện tốt sự phân công, chỉ đạo, phối hợp trong giải quyết

án hình sự

Trong mỗi cơ quan tiến hành tố tụng cần có sự bố trí hợp lý những cán bộ có năng lực sở trường trong lĩnh vực tiến hành tố tụng để họ đảm nhận nhiệm vụ và phát huy được khả năng trong quá trình tiến hành tố tụng. Thậm chí trong đó có một số người lại có kinh nghiệm và khả năng chuyên sâu trong hoạt động tố tụng đối với một số loại tội phạm cụ thể. Bởi vậy lãnh đạo từng cơ quan phải biết phát huy điểm mạnh của từng người để giao nhiệm vụ cho họ. Đồng thời cần có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo trong quá trình giải quyết án hình sự nói chung, trong việc chứng minh những vấn đề của vụ án nói riêng, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với những vụ án phức tạp gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phạm vi đối tượng chứng minh, cũng như việc chứng minh từng vấn đề thì cần phát huy trí tuệ của tập thể đơn vị, thậm chí cần phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để có được biện pháp giải quyết tối ưu đúng với quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Luật sư cần tiếp tục quán triệt đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sư thực hiện

nghiêm túc các Quy chế phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết vụ án đã được ký kết và tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử khắc phục tình trạng “quyền anh, quyền tôi” trong quá trình giải quyết vụ án. Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa các ngành, nhất là phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong việc tổ chức các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế để rút kinh nghiệm chung cho cả Kiểm sát viên, Thẩm phán. Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, tọa đàm về kỹ năng phối hợp liên ngành trong giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động hành chính cho các đối tượng là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

3.2.5. Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo hƣớng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng

Trên cơ sở thực hiện tinh thần định hướng của Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là một khâu đột phá của hoạt động tư pháp” và xác định đây là hướng đi phù hợp, BLTTHS Việt Nam cần ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc, điều này cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời cần ghi nhận người bị hại là một bên tham gia tranh tụng đối lập với bị can, bị cáo. Muốn tranh tụng có hiệu quả cần phải có quy định phân biệt rạch ròi chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng đùn đẩy công việc cho nhau.

Qua thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy với những đặc điểm mang tính chất đặc thù của một đô thị cấp một, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, việc hoàn thiện các quy định pháp luật và áp dụng trên thực tế địa bàn Thủ đô phải được tăng cường đẩy mạnh và nhanh chóng triển

khai trên cả chiều sâu và bề rộng để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của nhu cầu đời sống xã hội của Thủ đô thời kỳ hội nhập và phát triển. Thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ tất cả các kiến nghị và giải pháp trên đây sẽ là cơ sở để các quy định của pháp luật đi vào thực chất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự ở chương 2 và xác định nguyên nhân của những bấp cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Luận văn đã làm rõ đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có đặc điểm về dân cư trên địa bàn thủ đô Hà Nội có liên quan đến tình hình tội phạm trong thời gian qua trong đó những nội dung liên quan đến địa vị pháp lý của người bị hại.

Trên cơ sở địa vị pháp lý của người bị hại được phân tích ở chương 2, luận văn đã chỉ ra được thực trạng thực hiện những quy định của BLTTHS năm 2003 về địa vị pháp lý của người bị hại trên địa bàn thành phố Hà Nội với những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ góc độ lập pháp, hành pháp và nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng cũng như người bị hại. Từ đó, Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục nguyên nhân hạn chế địa vị pháp lý của người bị hại là hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý và một số giải pháp khác có liên quan.

KẾT LUẬN

Địa vị pháp lý của người bị hại không phải là một vấn đề mới trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Những quy định về địa vị pháp lý của người bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 vừa là sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu lập pháp của Nhà nước ta, vừa là bước đột phá quan trọng về thủ tục tố tụng hình sự. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện một khung pháp lý hoàn thiện về địa vị pháp lý của người bị hại phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta là một vấn đề không hề đơn giản.

Trong điều kiện hiện nay, trước các yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân đã và đang đặt ra đối với các cơ quan Tư pháp thì các vấn đề đảm bảo quyền dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Xây dựng chế định địa vị pháp lý của người bị hại về bản chất là góp phần bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, mà trước tiên là quyền được xét xử, được cơ quan Tư pháp vận hành bộ máy một cách nhanh chóng, khẩn trương, chính xác để làm sáng tỏ sự việc. Chính vì vậy, cải cách Tư pháp, cải cách thủ tục tố tụng có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn, dân chủ sâu sắc.

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phải xây dựng và áp dụng chế định địa vị pháp lý của người bị hại, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc giải quyết các vụ án hình sự nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền nói chung và cải cách Tư pháp nói riêng cũng như tiếp thu những thành tựu tiên tiến của pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục

hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của người bị hại hơn nữa theo những bước đi và lộ trình phù hợp.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người bị hại trong việc giải quyết các vụ án hình sự đủ các điều kiện thì cần phải có những giải pháp cụ thể, quyết liệt để góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định về địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, hạn chế đến mức thấp nhất án tồn đọng kéo dài, không có án oan - sai, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thủ đô. Đặc biệt là khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô thì những yêu cầu đó càng trở nên cấp thiết, góp phần xây dựng Thủ đô xứng tầm với Thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy còn có những điểm vướng mắc cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thêm nhưng những quy định về địa vị pháp lý của người bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã là một sự cố gắng, một sự tiến bộ đáng ghi nhận trong công cuộc cải cách Tư pháp nước ta, đáp ứng được nhu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương (2004), Tài liệu tập huấn về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 “về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội. 5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 “vềchiến

lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”,Hà Nội.

6. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 “về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Viện Khoa học pháp lý, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa Hà Nội.

8. Mai Bộ (1999), “Bàn về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí Kiểm sát, (3).

9. C.Mac - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội. 10. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ

bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Cầu (2002), “Khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích, một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (6).

12. Lê Tiến Châu (2007), “Người bị hại trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lý, (1).

13. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Hồ Thị Hạnh (2003), “Vấn đề đình chỉ điều tra khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (2).

15. Nguyễn Văn Hiển (2005), Thủ tục tố tụng hình sự trong pháp luật Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự", Trong sách: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự của trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.

18. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ- HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

19. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

21. Hoàng Thị Liên (2006), “Người bị hại đó yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà theo trình tự, thủ tục nào?”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (8).

22. Đinh Thị Mai (2014), Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

23. Lê Văn Minh (2001), “Thẩm quyền đình chỉ các vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1). 24. Mai Văn Minh (2005), “Bàn về việc khởi tố và không khởi tố vụ án hình

sự theo quy định của BLTTHS”, Tạp chí Kiểm sát, (9).

25. M.X Xtrôgôvich (1980), Giáo trình tố tụng hình sự, Tập 1, tr.258, NXB Văn hóa pháp lý (bản dịch).

26. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà nẵng và Trung tâm từ điển học (tái bản lần thứ mười hai).

28. Nguyễn Thái Phúc (1999), “Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát”, Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

29. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Bảo vệ người làm chứng và miễn trừ người làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).

30. Lê Kim Quế (2003), “Một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong dự thảo BLTTHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10).

31. Đinh Văn Quế (1991), “Khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).

32. Đinh Văn Quế (2007), Bình luận khoa học BLTTHS phần xét xử sơ thẩm, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

33. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 34. Quốc hội (2001), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam 1988, NXB Quốc gia, Hà Nội.

35. Quốc hội (2001), Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Sơn (2001), “Thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án hình sự theo Điều 88 BLTTHS”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5).

40. Hoàng Minh Sơn (chủ biên) (2006), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

41. Lê Nguyên Thanh (2013), Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 42. Thịnh Quang Thắng (2011), Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Trịnh Văn Thanh (1999), “Vài suy nghĩ về việc hoàn thiện các quy định

về người tham gia tố tụng trong TTHS Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5).

44. Nguyễn Đức Thuận (1998), “Khởi tố vụ án Hình sự theo yêu cầu của người bị hại, những vướng mắc”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10).

45. Phạm Thanh Trung (2003), “Người đại diện hợp pháp hoàn toàn có quyền rút đơn khởi tố”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (4).

46. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội. 47. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 16/1999/KHXX ngày

1/2/1999 của TANDTC về một số vấn đề hình sự, dân sự, kinh tế, lao đông, hành chính và tố tụng, Hà Nội.

48. Toà án nhân dân tối cao (2004 - 2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (Áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)