Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨNG
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng trên địa
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng độ
đội ngũ công chứng viên
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá. Công chứng viên không phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, về nghề công chứng, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm, vốn sống mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, vô tư, khách quan, liêm khiết, nhiệt tình, trách nhiệm...). Đồng thời, họ phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công chứng.
Trong số 27 công chứng viên của tỉnh Bắc Giang hiện nay thì có đến 12 công chứng viên thuộc diện được miễn đào tạo nghề công chứng. Đó là các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư sau khi nghỉ hưu hoặc thôi làm luật sư chuyển sang làm công chứng viên… Điều này cũng có nghĩa là họ không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ công chứng , không được trang bị những kỹ năng cần thiết về công chứng . Có thể nói , những đối tượng được miễn đào ta ̣o và tâ ̣p sự nghề công chứng theo quy đi ̣nh trên là những người có chức danh chuyên ngành , có học hàm, học vị, họ là những người có trình độ pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, nghề công chứng là mô ̣t nghề đă ̣c thù, đòi hỏi ngoài những kiến thức về pháp luâ ̣t và kiến thức về xã hô ̣i còn đă ̣c biê ̣t cần kỹ năng chuyên biê ̣t riêng về công chứng . Thực tế đã chứng minh những trường hợp bổ nhiê ̣m công chứng viên được miễn đào ta ̣o và tâ ̣p sự nghề chưa từng làm trong lĩnh vực công chứng trong thời gian qua khi hành nghề gă ̣p rất nhiều lúng túng , điều này sẽ dẫn đến chất lượng đô ̣i ngũ công chứng viên
không cao , và hệ quả kéo theo là các sản phẩm văn bản công chứng chất lượng thấp, đã có phát sinh những tranh chấp dân sự trong mô ̣t số vu ̣ viê ̣c từ hoạt động công chứng trong thời gian qua , hê ̣ quả này sẽ còn kéo dài bởi phát sinh tranh chấp từ các văn bản công chứng không chỉ xảy ra trong mô ̣t vài năm mà còn phát sinh nhiều năm sau đó . Luâ ̣t Công chứng không quy đi ̣nh viê ̣c ha ̣n chế đô ̣ tuổi hành nghề công chứng , điều này còn chưa phù hợp bởi hoạt động công chứng ngoài đòi hỏi kỹ năng về nghiệp vụ , công chứng viên còn cần có tư duy về nghiệp vụ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông và “nha ̣y cảm” trong nghề nghiệp . Nếu công chứng viên hành nghề cao tuổi sẽ bi ̣ ha ̣n chế về sức khoẻ, không đáp ứng được các yêu cầu trên.
Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cho công chứng viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: cử công chứng viên tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật do trung ương tổ chức; mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công chứng viên; tổ chức các buổi giao ban giữa các tổ chức hành nghề công chứng tạo điều kiện cho công chứng viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; mở chuyên mục thông tin về nghiệp vụ công chứng trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp…