Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨNG
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng trên địa
3.2.6. Thành lập Hiệp hội công chứng, phát huy vai trò tự quản của tổ
tổ chức xã hội nghề nghiệp về công chứng
Cần gấp rút ban hành văn bản cho phép thành lập hiệp hội công chứng với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên và kèm theo đó là tiến hành xây dựng quy chế hoạt động cho hiệp hội này. Hiệp hội công chứng không chỉ là nơi đóng vai trò trung gian giải quyết qua con đường hòa giải bất đồng nảy sinh giữa những đồng nghiệp, đưa ra các chỉ dẫn, khuyến cáo trong quá trình tác nghiệp cho công chứng viên mà đây cũng chính là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của công chứng viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác. Tùy vào sự phát triển và lớn mạnh của tổ chức này, pháp luật có thể cho phép tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng tham gia một số hoạt động quản lý nhất định như: Đào tạo, xem xét kỷ luật công chứng viên; hay tiến hành kiểm tra, giám sát công chứng... Như vậy, ngoài việc củng cố cơ chế quản lý công chứng mang tính quyền lực nhà nước, chúng ta cần xây dựng bổ sung cơ chế tự quản hay còn gọi là quản lý công chứng mang tính xã hội - nghề nghiệp. Hơn nữa, chúng ta cũng cần xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý công chứng của hai hệ thống cơ quan này.
3.2.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung, chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức hành nghề công chứng với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Hiện nay việc công chứng hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản, cũng như một số lĩnh vực mang tính nhạy cảm có tình trạng khá lộn xộn, thiếu sự gắn kết giữa các tổ chức hành nghề công chứng, thậm chí là sự đối lập nhau trong hoạt động nghiệp vụ, thể hiện ở hiện tượng nơi này từ chối
vì có thông tin ngăn chặn giao dịch, giấy tờ không hợp lệ nhưng nơi kia lại công chứng vì không được chia sẻ thông tin. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng một tài sản được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng với những chủ thể khác nhau không phải là hiếm gặp. Chính thực trạng này đã tạo điều kiện cho những công chứng viên hạn chế về trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trục lợi, sự nghi ngại của người yêu cầu công chứng cũng như các cơ quan hữu quan đối với các tổ chức hành nghề công chứng sau khi xã hội hoá cũng vì thế mà không dễ gì thay đổi.
Hoạt động công chứng là một lĩnh vực rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực như tư pháp, đất đai, xây dựng, nhà ở, dân sự, ngân hàng… có thể nói là hầu hết các lĩnh vực. Vấn đề đặt ra nhiều người dân còn nhầm lẫn công chứng với chứng thực, cơ quan nào thực hiện, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan như thế nào? Qua một thời gian rất dài, nước ta tồn tại cơ chế xin cho, việc xếp hàng dài tại Phòng Công chứng thì ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được. Câu hỏi đặt ra, việc xã hội hóa công chứng, để công chứng được coi là một loại hình dịch vụ công, trách nhiệm của công chứng viên tại các Văn phòng Công chứng là giải thích để người dân khi tham gia vào các giao dịch có thể hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình đến đâu, đồng thời cần nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động công chứng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và an toàn giao dịch bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu công chứng.
Hiện nay, không riêng Bắc Giang, đa số các địa phương chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về công chứng, chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau và giữa các tổ chức hành nghề công chứng với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về tài sản giao dịch; chưa tạo được cơ chế liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan
thuế, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và nhà khi thực hiện các thủ tục hành chính đối với các giao dịch về bất động sản. Điều này dẫn đến xảy ra tình trạng rủi ro trong hoạt động công chứng như một tài sản giao dịch nhiều lần được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau.
Cơ sở dữ liệu về công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch được công chứng. Để nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động công chứng trong thời gian tới, Luật Công chứng năm 2014 đã bổ sung quy định các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương. Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo xây dựng Cơ sở dữ liệu về công chứng của tỉnh Bắc Giang, trong đó bao gồm các thông tin cần thiết như: các giao dịch, hợp đồng đã thực hiện công chứng trong phạm vi địa phương, dữ liệu thông tin ngăn chặn về giao dịch bất động sản, thực hiện các biện pháp liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng với cơ quan đăng ký bất động sản và các cơ quan, tổ chức có liên quan để chia sẻ thông tin về những hợp đồng, giao dịch về bất động sản đã công chứng; đồng thời, cần ban hành Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trong phạm vi của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động công chứng; bên cạnh đó, tiến tới nối mạng toàn quốc để tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả và an toàn của hoạt động công chứng.
3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng
Trước những biểu hiện phát triển không lành mạnh của hoạt động công chứng trong thời gian qua, sự dễ dãi, tùy tiện của một bộ phận công chứng viên trong hành nghề, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm. Đồng thời, hướng dẫn, định hướng các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Qua thanh tra sẽ rà soát, đánh giá được thực trạng về tổ chức, hoạt động, nắm bắt được những bất cập, mâu thuẫn, khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ cũng như phát hiện được những vi phạm pháp luật trong hoạt động, từ đó có kết luận, kiến nghị cụ thể để cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét, có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết kịp thời những vướng mắc về nghiệp vụ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, từng bước đưa công tác vào nề nếp. Để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong công tác thanh tra, kiểm tra, Sở Tư pháp cần tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện:
- Ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, trong đó tập trung tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại tổ chức hành nghề công chứng đặc biệt là các Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với các đơn vị đã được thanh tra trong năm trước. Giám sát đối với các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên nghiêm túc kiểm điểm, rà soát, tự chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, chấm dứt ngay các hành vi sai phạm và tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để khắc phục những thiếu sót, vi phạm mà đoàn thanh tra đã chỉ ra và gửi báo cáo kết quả về việc tự chấn chỉnh, khắc phục các sai phạm về thanh tra để thanh tra có tài liệu tham khảo phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra.
- Chỉ đạo giải quyết triệt để đối với khiếu nại, tố cáo về công chứng và có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Đối với những tổ chức hành nghề công chứng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về công chứng thì xem xét thu hồi giấy đăng ký hoạt động; những công chiện vi phạm có thể xem xét đề nghị miễn nhiệm. Chỉ có thanh tra, kiểm tra sát sao và xử lý nghiêm những vi phạm mới đảm bảo cho hoạt động công chứng tuân thủ đúng pháp luật và bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước.
Thiết nghĩ, thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật về công chứng và chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng.
KẾT LUẬN
Mặc dù lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật công chứng ở Việt Nam chưa lâu, nhưng do Đảng và Nhà nước ta xác định được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động công chứng, đến nay, hệ thống pháp luật về công chứng đã được xây dựng cơ bản đầy đủ, tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng có những bước phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động công chứng, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa công chứng mà Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng còn những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo cho hoạt động công chứng phát triển ổn định, bền vững, đồng thời tạo tiền đề để tiến tới một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại không riêng ở Bắc Giang mà ở tất cả các địa phương trên cả nước.
Dựa trên những phương pháp nghiên cứu khoa học và thực tiễn của hoạt động công chứng nước ta nói chung, Bắc Giang nói riêng trong những năm qua, tham khảo những quy định, mô hình hoạt động công chứng của một số nước trên thế giới, luận văn muốn làm sáng tỏ những vẫn đề còn hạn chế trong hệ thống pháp luật về công chứng, thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đưa đến cho những người quan tâm đến lĩnh vực công chứng thấy sự phát triển của hệ thống công chứng gắn chặt chẽ với vai trò quản lý của nhà nước đối với công chứng, đến nay một mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng đã được hình thành và triển khai rộng khắp trên toàn quốc, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về chứng nhận hợp đồng, giao dịch dân sự của cá nhân, tổ chức.
Với những kiến thức được tiếp thu tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và các lớp tập huấn, bồi dưỡng khác, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, tác giả viết Luận văn này với tất cả tâm huyết và trách nhiệm của một người công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang – cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, với mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của ngành tư pháp, góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang, phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên do kiến thức về cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài còn hạn chế nên Luận văn chắc chắn sẽ còn những nhược điểm nhất định. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận của các thầy cô giáo, các bạn và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 25/4/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về công tác công chứng, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 hướng dẫn thực hiện các việc công chứng, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2013), Quyết định số 1953/QĐ-BTP ngày 30/7/2013 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng,
Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 11/8/2015 của liên bộ Tài chính, Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên lịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 54/2015/TT-BTC ngày 21/4/2015 Quy định thu phí sát hạch bổ nhiệm công chứng viên; lệ phí cấp thẻ công chứng viên, cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Công chứng, Hà Nội. 13. Chính phủ (1994), Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức trong lĩnh vực công chứng, Hà Nội.
14. Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, Hà Nội.
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà Nội.
16. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
17. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác