Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 91 - 99)

Giả

thuyết Phát phiểu giảthuyết

Kết quả kiểm định H1

Mối quan hệkinh doanh càng cao thì hiệu quảhoạt động

xuất khẩu của công ty càng cao Chấp nhận

H2

Năng lực quản lý của công ty càng cao thì hiệu quảhoạt

động xuất khẩu của công ty càng cao Chấp nhận

H3

Đặc điểm thị trường dệt may thếgiới và trong nước càng

cao thì hiệu quảhoạt động xuất khẩu càng cao Chấp nhận

H4

Thái độvà nhận thức quản lý xuất khẩu càng cao thì hiệu

quảhoạt động xuất khẩu càng cao Chấp nhận

H5

Chiến lược marketing xuất khẩu càng cao thì hiệu quảhoạt

Kết luận rút ra từchạy mô hình

Từmô hình hồi quy chưa chuẩn hóa ta có thểthấy:

- Mối quan hệ kinh doannh tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không

đổi thì hiệu quảhoạt động xuất khẩu tăng 0,267 đơn vị

- Nếu năng lực quản lý của công ty tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không đổi thì hiệu quảhoạt động xuất khẩutăng 0,142 đơn vị

- Nếu đặc điểm thị trường thế giới và trong nước tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không đổi thì hiệu quảhoạt động xuất khẩu tăng lên 0,137 đơn vị

- Nếu Thái độvà nhận thức quản lý xuất khẩutăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không đổi thì hiệu quảhoạt động xuất khẩu tăng lên 0,108 đơn vị

- Nếu chiến lược marketing xuất khẩutăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không đổi thì hiệu quảhoạt động xuất khẩu tăng lên 0,08 đơn vị

Tuy nhiên các nhân tố luôn biến chuyểnvà thay đổi, không có nhân tố nào đứng

yên do đó việc dựa vào hệ số beta chưa chuẩn hóa mới đánh giá dựa trên lý thuyết. Thực tế cho thấy các nhân tố sẽ thay đổi, biến động theo cách này cách kia do đó để đánh giá chính xác các yếu tố tác động đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu của công ty, yếu tố nào mạnh nhất hay thấp nhất ta dựa vào hệsố beta đã chuẩn hóa, theo (Hoàng Trọng, Nguyễn Chu Mộng Ngọc–2003).

Theo kết quả của phương trình trên cho thấy nhân tố mối quan hệ kinh doanh

được đánh giá cao nhất với hệsốbeta chuẩn hóa là 0,427. Công ty nhận thức rõ ràng rằng việc xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với khách hàng Mỹ (đặc biệt ở đây là các khách hàng truyền thống) là yếu tố quyết định khả năng

sống còn của hoạt động xuất khẩu. Công ty tồn tại và phát triển đến hôm nay chủ yếu nhờ vào phần lớn các đơn hàng lớn từcác khách hàng Mỹ, nếu một trong số các đối tác từ Mỹ chấm dứt ký kết hợp động sẽ là mối đe dọa lớn đến việc kinh doanh của công ty, do đó việc tạo mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác là điều đáng quan tâm

hiện nay bằng việc xuất khẩu các nguồn hàng chất lượng cao, luôn chú trọng đến những cam kết của khách hàng,đảm bảo thời gian đáp ứng, nâng cao cả vềsố lượng lẫn chất lượng, đảm bảo sự tin cậy, là cầu nối vững chắc để giữmối quan hệ lâu dài với các đối tác

Nhân tốthứhaiảnh hưởng đến hiệu quảxuất khẩu công ty đó là nhân tố năng lực quản lý của công ty với hệ số beta chuẩn hóa là 0,273. Nhân tố này bao gồm: công ty có trang bị kỹthuật công nghệtiên tiến cho hoạt động xuất khẩu, đội ngũ nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm, công ty có khả năng phân tích và dự báo sự biến động của thị trường, công ty có khả năng huy động vốn chó hoạt động xuất khẩu.Đối với một công ty lớn, có quy mô và lâu đời như Vinatex Đà Nẵng việc có cho mình một nhà

xưởng lớn với đầy đủ trang thiết bị là điều dễ hiểu, hơn nữa các nhà lãnh đạo nhận thấy được sản phẩm ngày càng đổi mới thì việc thay đổi, cải tiến trang thiết bị là điều tất yếu, ngoài ra với nguồn tài chính ổn định khó bị lật đổ là lợi thế khiến các khách hàng lớn từMỹmuốn đầu tư vào vì phần lớn các đối tượng khách hàng này thường thu mua một số lượng lớn và nhanh chóng cần đến những công ty như Vinatex Đà Nẵng

Tiếp đến là nhân tố đặc điểm thị trường dệt may thếgiới và trong nước với hệsố

beta chuẩn hóa là 0,269 nhân tốnày bao gồm: Sức hấp dẫn của thị trường dệt may thế

giới và trong nước, biến động giá cảhàng dệt may thếgiới, các rào cản kỹthuật, hỗtrợ

xuất khẩu của chính phủ. Ngành dệt may đang là vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước dẫn đến sức cạnh tranh mạnh mẽ của ngành, điều này ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty, là một công ty lớn ở miền Trung, Vinatex thuộc top dẫn đầu về năng lực cạnh tranh. Ngoài ra cùng với các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, hoàn thiện hơn của chính phủvà công ty nhận thấy được nghiên cứu kỹ các rào cản từ Mỹ, với yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, sinh

thái, môi trường…là yếu tốquan trọng quyết định hiệu quảhoạt động xuất khẩu

Nhân tố được đánh giá khá thấp là nhân tốvề thái độ và nhận thức xuất khẩu với hệ số beta là 0,184. Tương lai ngành dệt may phải đổi mặt với nhiều biến động hơn

nữa, khi các đòi hỏi về chất lượng ngày càng tăng cao và sẽ có các bước phát triển nhảy vọt trong tương lai. Vintex hiện là công ty có nguồn tài chínhổn định, cơ sở vật chất trang lớn tuy nhiên vẫn còn lạc hậu chưa thật sựtiến tiên, lợi nhuận các năm đang

có dấu hiệu giảm sút, điều này khiến việc đầu tư vào các trang thiết bị ngày càng khó

khăn. Điều này, khiến hiệu quảxuất khẩu của công ty sẽbị đe dọa trong tương lại nếu

Nhân tố cuối cùng đó là nhân tố chiến lược marketing xuất khẩu với hệ số beta 0,163. Đối tác chủ yếu của Mỹ là các khách hàng truyền thống lâu năm hơn nữa lại nhập khẩu sản phẩm quần tây là chủ yếu cho thấy chiến lược marketing của công ty bộc lộ nhiều yếu kém trong việc xây dựng các hoạt động quảng bá, xúc tiến các sản phẩm khác ra thị trường Mỹ.

2.6 Đánh giá chung kết quảhoạt động xuất khẩu của công ty 2.6.1 Những thành tựu đạt được

Qua phân tích ở trên ta có thể nhận thấy Công ty CP Vinatex Đà Nẵng đã có những cốgắng lớn trong việc mở rộng thị trường tại Mỹ và đã đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

Trong giai đoạn 3 năm trở lại đây 2015- 2017, doanh thu công ty có mức tăng trưởng vượt bậc ở năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đều qua các năm, mặc

dù đây là giai đoạn đầy biến động cảvềkinh tế, chính trị, tài chính...

Quy mô xuất khẩu được mở rộng, nhận được nhiều đơn hàng lớn từ các đối tác truyền thống giúp công ty huy động tốt các nguồn hàng để đáp ứng cho hoạt động xuất khẩu, công ty đã xây dựng được mối quan hệkinh doanh bền vững với các đối tác lớn tại Mỹ. Việc hoàn thành tốt các đơn hàng lớn từ các đối tác lớn khiến hình ảnh và uy tín của công tyđược nâng cao trong mắt không chỉ với đối tác hiện tại mà còn là cơ hội đểhợp tác với các đối tác mới Từ đó, tăng nguồn vốn đểnâng cao hiệu quảhoạt động xuất khẩu. Giúp doanh nghiệp cải thiện được cơ sở vật chất, nâng cao cả về khối lượng và chất

lượng. Ngoài ra, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho người lao động.

2.6.2 Những mặt còn hạn chế

Trước những thành tựu mà công ty gặt hái được vẫn tồn tại những hạn chế cần

được khắc phục:

Hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty vẫn còn nhiều bất cập, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua từng năm nhưng lợi nhuận thu vềlại giảm dần và còn bị âm. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng được hiệu quả các nguồn lực kinh doanh, để đáp ứng các đơn hàng lớn với chất lượng ngày càng tăng cao đòi hỏi chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh

Chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chếkhi số lượng lao động đông nhưng lượng công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có chuyên môn kỹ thuật tốt còn ít. Nguồn

lao động biến động, khi mỗi năm số lượng nhân viên nghỉ việc ngày càng nhiều ảnh

hưởng đến hiệu quảsản xuất của công ty

Với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quần tây, công ty chưa có chiến lược marketing xuất khẩu thích hợp để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến các sản phẩm khác đến thị trường Mỹ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY

VINATEX ĐÀ NẴNG

3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và chiến lược phát triển, tầm nhìn của công ty

Ngành dệt may Việt Nam luôn là ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến

lược xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường thếgiới, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đãđóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Những thành tựu này nhờ doanh nghiệp chủ động tìm kiếm gây dựng và củng cố

mối quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng nguồn lao động dồi dào khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang

sáng dần là nền kinh tếcó dấu hiệu khỏi sắc sau những năm suy thoái

Do xu thếhội nhập kinh tếthếgiới đang diễn ra trên toàn cầu cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Xác định tầm nhìn của công ty trong tương lai:

- Phấn đấu trở thành một trong những đơn vị hàng đầu c ủa ngành dệt may tại khu vực miền Trung

- Hướng đến sự hoàn mỹ, sứ mệnh của công ty mong muốn đem lại cuộc sống

ấm no, hạnh phúc cho toàn thế cán bộ công nhân viên, xây dựng công ty phát triển

trường tồn, bền vững Triết lý kinh doanh:

- Chất lượng là sựsống còn cho sựnghiệp phát triển của công ty

- Nhấn mạnh vào yếu tố con người, xem con người là động lực phát triển của

công ty “con người là quan trọng nhất”

- Nhấn mạnh và triết lý kinh doanh Win- Win, mọi người đều chiến thắng trong

Qua phân tích môi trường bên trong công ty cũng như bên ngoài, Vinatex Đà

Nẵng đã bộc lộnhiều yếu kém trong quản trị công ty, chưa tạo ra nhiều nhân tố thành

công trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngành gia công. Tồn tại yếu kém của công ty là công tác quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực và năng suất

lao động tại các đơn vị sản xuất chưa đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, rủi ro và nguy cơ có thểxảy ra do tác động của yếu tốbên ngoài biến động.

Vì vậy, công ty cần xây dựng mục tiêu cho mình phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, cần xây dựng các mục tiêu:

- Tập trung nguồn lực để giải quyết các đơn vị sản xuất kém hiệu quả như các

nhà máy: Dung Quất, Thanh Sơn, phấn đấu đến năm 2018 không còn đơn vị kinh doanh thua lỗ

- Tập trung giải quyết các tồn tại yếu kém tại các bộphận phòng ban xuất nhập khẩu đảm bảo các hoạt động có hiệu quảcho khối sản xuất, tiến đến làm việc chuyên nghiệp hơn

- Tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực là quần tây, sản phẩm chủ lực của thị trường Mỹ, chuyển đổi phương thức gia công sang phương thức FOB (mua đứt ban

đoạn) giảm sựphụthuộc vào sựchỉ định của khách hàng vềnguyên liệu

- Phấn đấu tuyển dụng lao động nâng số lượng lao động của công ty sang năm

lên 4500 công nhân , tỷtrọng FOB chiếm 70% trong cơ cấu của công ty Những cơ hội, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

- Cơ hội:

+ Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt

sang các nước Hoa Kỳ(Mỹ), Nhật Bản, Châu Âu

+ Thuếsuất nhập khẩu của các nước này ngày càng ưu đãi

+ Mở rộng thị trưởng sẽ có lợi thế tăng quy mô sản xuất vì vậy gia tăng lợi ích nhờquy mô

+ Hệthống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc xuất khẩu, tăngkim ngạch

+ Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng

+ Nguy cơ bịkiện chống phá giá vẫn là thách thức lớn

+ Dệt may bị cạnh tranh mạnh mẽ đối với các nước như Trung Quốc, Ấn độ và

các nước khác

+ Các rào cản bị áp đặt như: tiêu chuẩn xuất khẩu, điều kiện môi trường ngày càng nghiêm ngặt

+ Các hình thức trợcấp của chính phủ đối với ngành dệt may bịbãi bõ hoàn toàn - Điểm mạnh

+ Chất lượng sản phẩm của hàng dệt may Việt Nam có lợi thế hơn so vơi các nước khác

+ Nguồn lao động dồi dào và trìnhđộ tay nghề đáp ứng yêu cầu khách hàng + Giá gia công vẫn cạnh tranh tốt hơn với các nước

+ Có quan hệvới nhiều tập đoàn dệt may trên thếgiới vì vậy khả năng mởrộng phát triển thị trường có thuận lợi

+ Tình hình chính trị trong nước ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

nước ngoài đầu tư lâu dài

- Điểm yếu:

+ Tỷtrọng giá gia công chiếm tỷlệlớn trong chuỗi giá trị tăng

+ Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng và đặc biệt nguồn nguyên liệu chưa chú trọng đầu tư, gây khó khăn chung và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

+ Vốn đầu tư cho các dự án phát triển ngành dệt may còn yếu, khó tiếp cận nên

khó khăn trong việc đầu tư mởrộng

+ Công nghệvà trìnhđộquản lý còn hạn chế

3.2 Phân tích ma trận SWOT và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổphần Vinatex Đà Nẵng

3.2.1 Phân tích SWOT

Mục đích của phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu từnội bộcông

ty, trên cơ sởkết hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đểnhằm mục đích

phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu bằng những giải pháp, chiến lược cấp công ty. Vấn đề là những giải pháp, chiến lược này phải khả thi và đảm bảo các yêu cầu khai thác tối đa nguồn lực đang sởhữu, những yếu kém giải quyết như thếnào

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)