Các quyền đƣợc bảo hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne001 (Trang 30 - 32)

Tùy thuộc vào các giới hạn, hạn chế và ngoại lệ cụ thể được phép, các quyền sau đây phải được công nhận là các quyền độc quyền cho phép: Quyền dịch thuật; quyền thực hiện phóng tác và chuyển thể tác phẩm; quyền trình diễn công cộng tác phẩm kịch, nhạc kịch và âm nhạc; quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học; quyền truyền thông công cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng (với khả năng là quốc gia thành viên chỉ quy định quyền trả thù lao phù hợp thay vì quyền cho phép); quyền làm bản sao bằng bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào (với khả năng là các quốc gia thành viên quy định, trong các trường hợp đặc biệt cụ thể, cho phép làm bản sao mà không có sự cho phép với điều kiện là việc làm bản sao đó không ảnh hưởng

tới sự khai thác bình thường tác phẩm và không phương hại bất hợp lý đến các lợi ích hợp pháp của tác giả và với khả năng là các quốc gia thành viên quy định đối với các bản ghi âm tác phẩm âm nhạc, quyền nhận thù lao thỏa đáng); quyền cho sử dụng tác phẩm làm nền của tác phẩm nghe nhìn và quyền làm bản sao, phân phối và trình diễn công cộng hoặc truyền thông tới công chúng tác phẩm nghe nhìn đó.

Quyền tinh thần: Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả (Điều 6 bis) [5].

Nhƣ vậy các quyền đƣợc bảo hộ bao gồm:

1 - Quyền dịch thuật: tác giả giữ độc quyền dịch hoặc cho phép dịch tác phẩm gốc của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ.

2 - Quyền sao chép: tác giả giữ độc quyền cho phép sao in tác phẩm của mình dưới bất kỳ hình thức hoặc phương thức nào (ghi âm, ghi hình.v.v.).

3 - Quyền trình diễn và truyền thông công cộng cuộc trình diễn: tác giả kịch, nhạc kịch và ca nhạc giữ độc quyền cho phép tác phẩm của mình được biểu diễn và hòa tấu công cộng bằng bất kỳ phương thức hay kỹ thuật nào / Truyền thông tới quần chúng những cuộc biểu diễn và hòa tấu đó bằng bất kỳ phương thức nào.

4 - Quyền phát sóng: tác giả giữ độc quyền cho phép tác phẩm của mình được truyền thanh hoặc truyền thông công cộng bằng bất kỳ phương tiện vô tuyến nào nhằm phổ biến các ký hiệu âm thanh hoặc hình ảnh/ Phát lại bởi một cơ quan truyền thông khác cơ quan truyền thông ban đầu.

5 - Quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể: Tác giả giữ độc quyền cho phép phóng tác, cải biên hoặc chuyển thể từ tác phẩm của mình.

6 - Quyền cho sử dụng làm nền của các tác phẩm nghe nhìn và quyền làm bản sao, phân phối, trình diễn công cộng hoặc truyền thông tác phẩm nghe nhìn đó.

7 - Quyền trần thuật công cộng các tác phẩm văn học.

8 - Quyền hưởng lợi ích trong việc bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng. 9 - Quyền tinh thần: Tác giả có quyền: Đứng tên tác phẩm của mình kể cả khi tác phẩm đã được chuyển nhượng/ Phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm khi những hành vi đó làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne001 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)