b) Nói chung người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tồ án nên phạt tù giam đối với tội mới và không cho hưởng án treo một lần nữa, vì
1.4. QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH:
Từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thơng qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000, thì chưa có một văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn việc áp dụng các quy định về án treo quy định tại Điều 60 BLHS, như: căn cứ cho hưởng án treo, thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo, về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo bị
xét xử về một tội phạm khác trong thời gian thử thách (hành vi phạm tội có thể xảy ra trong thời gian thử thách hoặc trước khi có bản án cho hưởng án treo)…; mà các Toà án địa phương vẫn vận dụng, áp dụng một số quy định của Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật hình sự 1985. Điều này làm cho các Toà án địa phương khi áp dụng chế định án treo còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định.
Tuy nhiên, qua q trình cơng tác thực tiễn, cũng như trên cơ sở những quy định của Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985; để phù hợp với những quy định về án treo tại Điều 60 BLHS, phù hợp với Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, phù hợp với những quy định của BLTTHS năm 2003 về công tác thi hành án đối với người bị phạt tù được hưởng án treo thì án treo quy định tại Điều 60 BLHS năm 1999 có thể được giải thích, hướng dẫn lại như sau (phần này chủ yếu dựa trên cơ sở những
quy định của Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP, tác giả chỉ thay đổi, bổ sung có lập luận cho phù hợp với các văn bản pháp luật như đã nêu):