HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREO: 1 Về các căn cứ cho người bị kết án được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định án treo trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 98)

- Về chất lượng của Thẩm phán:

c. Do tính độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm chưa cao:

3.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREO: 1 Về các căn cứ cho người bị kết án được hưởng án treo.

3.1.1. Về các căn cứ cho người bị kết án được hưởng án treo.

a. Về mức hình phạt tù:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS thì căn cứ về mức hình phạt tù để cho hưởng án treo là “Khi xử phạt tù không quá ba năm”. Có nghĩa là khi bị cáo bị xử về bất cứ tội phạm gì, bất kể khung hình phạt là như thế nào, chỉ cần mức hình phạt tù từ ba năm trở xuống thì Tồ án có thể xem xét cho bị cáo được hưởng án treo. Theo chúng tôi, quy định như vậy là quá rộng dẫn đến việc áp dụng án treo tràn lan, thiếu nghiêm khắc.

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 8 BLHS về phân loại tội phạm thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội

phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù…

Thực tiễn xét xử cho thấy, vì Luật không giới hạn áp dụng án treo cho loại tội phạm nào cho nên có Tồ án đã áp dụng áp treo đối với những bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng. Ví dụ: Hồng Văn Hiệu phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 BLHS. Khoản 3 Điều 104 BLHS có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Khi xét xử, TAND tỉnh Q áp dụng các điểm b,p khoản1; khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 1,2 Điều 60 BLHS xử phạt bị cáo Hiệu 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 42 tháng tính từ ngày tuyên án. Mặc dù bị cáo Hiệu không phạm tội mới trong thời gian thử thách sau đó, nhưng bản án này khơng có tính thuyết phục, khơng được quần chúng nhân dân đồng tình. Đây có thể coi là một kẻ hở của pháp luật, vì có ý định cho bị cáo hưởng án treo từ đầu nên có một số Thẩm phán tìm cách để vận dụng cho bị cáo được hưởng án treo ngay cả đối với những tội phạm rất nghiêm trọng.

Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về “hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985” đã lưu ý là khi quyết định mức hình phạt tù cần tránh các sai lầm sau đây:

-Vì có ý định trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo, cho nên đáng lẽ phải phạt họ trên 5 năm tù (nay theo BLHS 1999 là 3 năm tù) thì lại chỉ phạt họ từ 5 năm tù trở xuống để cho hưởng án treo.

-Vì có định trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo, cho nên đáng lẽ chỉ cần phạt tù họ với mức án thấp, thì lại phạt tù họ với mức án cao và cho hưởng án treo.

Nghị quyết thì đã lưu ý như vậy nhưng rất ít Thẩm phán chịu khó nghiên cứu, và cũng khơng ít Thẩm phán vẫn mắc sai lầm dẫn đến cho hưởng án treo khơng chính xác.

Vì vậy, chúng tơi đề nghị rằng, nên có sự hướng dẫn cụ thể phạm vi áp dụng án treo là “chỉ đối với những tội phạm ít nghiêm trọng và những tội phạm nghiêm trọng mới xem xét cho hưởng án treo”. Tuyệt đối không được áp dụng án treo đối với những người phạm tội rất nghiêm trọng. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả của án treo, tránh áp dụng án treo tràn lan, gây mất tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

b. Về nhân thân người phạm tội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS thì nhân thân người phạm tội cũng là một căn cứ để cho hưởng án treo. Nhưng Điều luật không quy định cụ thể là căn cứ vào nhân thân như thế nào thì được xét cho hưởng án treo. Nếu người phạm tội có hai ba tiền sự có được xét cho hưởng án treo hay không?. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều Tồ án vì muốn cho bị cáo được hưởng án treo nên đã bỏ qua việc xem xét vấn đề nhân thân của bị cáo, trong bản án phần lớn Tồ án khơng phân tích đánh giá về nhân thân của bị cáo khi cho hưởng án treo mà chỉ chú ý đến việc xem xét có cần thiết hay khơng cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Nói chung người được hưởng án treo phải là người chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên, đối với người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần thiết phải bắt họ

chấp hành hình phạt tù, thì cũng có thể cho họ được hưởng án treo, nhưng tình thần chung là phải hạn chế và phải xét thật chặt chẽ”.

Như vậy, Nghị quyết 01 chỉ hướng dẫn là “Nói chung…”, đây là sự hướng dẫn chung chung, chứ chưa có sự khẳng định chắc chắn và cụ thể nhân thân như thế nào thì khơng được cho hưởng án treo, chưa khẳng định là nếu bị cáo có tiền án, tiền sự thì tuyệt đối khơng cho hưởng án treo. Cho nên nhiều Toà án đã xem xét ngay cả những người bị kết án có tiền án, tiền sự vẫn được hưởng án treo. Đặc biệt có những vụ án bị cáo có nhiều tiền sự cùng tính chất với tội phạm đang xét xử Tồ án vẫn xem xét cho hưởng án treo(như ví dụ chúng tơi đã nêu ở Chương II).

Từ phân tích trên, chúng tơi đề nghị khoản 1 Điều 60 cần có sự quy định cụ thể hơn về nhân thân người phạm tội để xét cho hưởng án treo. Cụ thể là “Khi xử phạt tù không quá ba năm, nếu người phạm tội có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự…”. Quy định như vậy mới rõ ràng và cụ thể, tránh được việc cố tình cho bị cáo hưởng án treo một cách thiếu cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định án treo trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)