CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự việt nam (Trang 26 - 28)

Cũng như hợp đồng dân sự, hợp đồng vay tài sản muốn có hiệu lực pháp luật thì phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, đó là:

- Phải có sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho vay

Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ giao kết, sự thoả thuận giữa các bên phải hoàn toàn tự nguyện, khơng có bất kỳ

một sự ép buộc nào. Việc biểu lộ ý chí xuất phát từ bản chất, nội dung, yêu cầu của công việc từ nguyện vọng cùng mong muốn đạt tới mục đích phù hợp với lợi ích của các bên nhằm giải quyết phần nào nhu cầu sịnh hoạt hàng ngày hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh. Hợp đồng vay tài sản nồ khơng có sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa các bên thì có thể bị coi là vô hiệu.

- Nội dung của hợp đồng vay tài sản phải hợp pháp

Nội dung của hợp đồng vay tài sản là việc ghi nhận sự thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, sự thống nhất đó phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với chuẩn mực của đạo đức xã hội.

Trong thực tiễn có những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản với lãi suất cao vượt quá quy định của Nhà nước (lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định), hoặc có những hợp đồng vay tài sản nhằm mục đích lừa dối, lừa đảo hay che dấu một quan hệ pháp luật khác. Hậu quả pháp lý của hợp đồng khơng hợp pháp đó là việc Tồ án tun bố huỷ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng vay tài sản giữa các bên đã giao kết.

- Chủ thể của hợp đồng vay tài sản phải có năng lực giao kết

Cũng như trong hợp đồng dân sự, năng lực giao kết của các chủ thể trong hợp đồng vay tài sản phải thoả mãn đầy đủ về độ tuổi, năng lực hành vi khi giao kết. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những giao dịch vay mượn của các chủ thể khi chưa đến tuổi thành niên, nhưng rất ít, đối tượng vay thường có giá trị khơng lớn, mục đích vay mượn nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu đối tượng của hợp đồng vay tài sản là những tài sản có giá trị lớn hoặc số tiền khá lớn mà một trong hai bên chưa có đầy đủ năng lực giao kết như quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì phải có người giám hộ theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nhưng đối với hợp đồng vay tài sản trong đó bên cho vay là Nhà nước thì nhất thiết bên vay phải có năng lực giao kết và phải có những điều kiện đảm bảo khác.

- Hình thức của hợp đồng vay tài sản phải tuân theo những quy định của pháp luật.

Tuỳ từng đối tượng, giá trị của tài sản cho vay mà sự thoả thuận thống nhất ý chí của các bên có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc văn bản phải được cơng chứng. Hiện nay, hình thức giao kết trong hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng vay tài sản nói riêng chủ yếu bằng hai hình thức chính, là bằng miệng đối với những hợp đồng có giá trị tài sản khơng lớn và bằng văn bản đối với những hợp đồng có giá trị tài sản tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)