Kiến nghị việc áp dụng Công cụ Công nghệ thông tin và Website

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa tại việt nam theo cam kết của hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 80 - 84)

3.2. Kiến nghị cụ thể

3.2.2. Kiến nghị việc áp dụng Công cụ Công nghệ thông tin và Website

Để xây dựng hệ thống thân thiện với người sử dụng và không tạo thêm sự phức tạp cho quy trình kinh doanh thông thường, việc thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ở Việt Nam phải hướng tới người sử dụng. Đầu tư vào công nghệ hiện đại là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam. Do vậy chúng ta cần phải thành lập một uỷ ban

để tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật, phạm vi dịch vụ và chi phí mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và trình các thông tin này cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Cần đầu tư công nghệ hiện đại để đạt được các giải pháp kỹ thuật độc lập, minh bạch và đáng tin cậy thông qua việc khuyến khích tự do lưu truyền thông tin và đối thoại không hạn chế giữa các cơ quan nhà nước và các bên liên quan. Ngoài ra mọi quyết định liên quan đến giải pháp kỹ thuật cần được thảo luận, bàn bạc thông qua một quy trình hiệu quả và mọi lý do, cơ sở và giải thích cho việc áp dụng hoặc từ chối áp dụng một giải pháp công nghệ phải được lập văn bản để được tham khảo về sau.

Cổng thông tin một cửa quốc gia đã chính thức đi vào sử dụng từ năm 2014 với địa chỉ chỉ truy cập là https://vnsw.gov.vn/ tuy nhiên đây là giai đoạn ban đầu và đang trong quá trình hoàn thiện nên việc đăng nhập Usename gặp khó khăn, trong quá trình xử lý và phê duyệt hồ sơ hay vị treo, phê duyệt hồ sơ xong nhưng không báo kết quả trên hệ thống nên chúng ta cần quan tâm đầu tư và hiện đại hoá các ứng dụng công nghệ và nhà mạng để khắc phục tình trạng nêu trên. Quy trình khai báo y tế trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hiện nay là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đó là việc tàu nhập cảnh xong mới khai báo y tế hàng hải là không đúng hay như Cổng thông tin một cửa quốc gia mới chỉ tiến hành khai báo y tế hàng hải đối với các phương tiện nhập cảnh là chưa đủ mà cần bổ sung việc khai báo y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh... Kiến nghị cần già soát đánh giá các văn bản pháp luật một cách toàn vẹn để bổ sung các thông tin trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hệ thống VNACCS/VCIS được coi là cơ sở hạ tầng tiên quyết cho việc thực hiện thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Việt Nam và kết

nối với Cơ chế hải quan một cửa ASEAN. Đây là hệ thống cốt lõi của Hải quan Việt Nam có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam [4]. Hệ thống này được đưa vào chạy sử dụng bắt đầu từ tháng 4 năm 2014 nhưng hệ thống này mới chỉ phục vụ cho việc thông quan hàng hoá, trong quá trình vận hành áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn như:

1/ Một số chức năng quản lý nhà nước về hải quan còn thiếu, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện như: chức năng hỗ trợ công tác giám sát, quản lý hàng hoá các tờ khai vận chuyển, các danh mục miễn thuế, tờ khai tạm nhập tái xuất, tờ khai sửa đổi bổ sung sau thông quan, tờ khai gia công và sản xuất suất khẩu nên điều này dẫn tới công tác quản lý, tra cứu, thống kê còn phức tạp;

2/ Việc bảo dưỡng bảo trì hệ thống VNACCS/VCIS còn gặp khó khăn do Hợp đồng thuê bảo dưỡng, bảo trì bị chậm ký kết do vướng thủ tục hành chính;

3/ Thời gian vừa qua hay xảy ra tình trạng mất kết nối phần mềm đầu cuối Hải quan với Hệ thống VNACCS/VCIS gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý tờ khai của các công chức hải quan và thông quan của doanh nghiệp, việc phối hợp xử lý còn gặp khó khăn giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Với những khó khăn nêu trên kiến nghị trong thời gian tới Hệ thống VNACCS/VCIS cần được nâng cấp bổ sung các chức năng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao quản lý hải quan như:

Hoàn thiện và bổ sung thêm các chức năng trong Hệ thống VNACCS/VCIS nhằm nâng cao tính tự động, tạo thuận lợi cho cộng đồng thương mại: quản lý kho ngoại quan, vận chuyển, chế độ tạm, quá cảnh, ... Hiện tại, các nghiệp vụ này được quản lý trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 5;

Bổ sung thêm các chức năng phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan: kiểm tra giá, kiểm tra về chính sách thương mại, kiểm tra về hàng gia công và sản xuất xuất khẩu,...;

Bổ sung đầy đủ những chức năng về quản lý rủi ro, phân luồng tờ khai (quản lý rủi ro) vì trong tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật ban hành kèm theo Nghị định thư về xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN có đưa ra các mô hình thông quan hàng hoá trong đó giai đoạn quản lý rủi ro trước khi cho nộp tờ khai rất được chú ý và cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN;

Cần tiến hành sửa đổi về mặt kỹ thuật để phù hợp với điều kiện Việt Nam như nhập được tiền thuế lớn hơn 10 chữ số. Hiện tại, những tờ khai có số tiền thuế lớn như tờ khai với hàng hoá là xăng dầu, máy móc thiết bị trị giá lớn có số tiền thuế lớn hơn 10 chữ số phải khai báo thủ công hoặc tách thành nhiều tờ khai trị giá nhỏ dẫn đến thêm thủ tục và chi phí cho danh nghiệp;

Cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chưa có chữ ký số được khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS vì hiện tại các doanh nghiệp chỉ có thể khai báo trên hệ thống VNACCS được khi đã đăng ký chữ ký số điều này gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp mới thành lập lại đang cần nhập khẩu hoặc xuất khẩu gấp một lượng hàng hoá;

Cần sửa đổi nghiệp vụ sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan được thuận lợi, nhanh chóng tiết kiệm thời gian và chi phí cho danh nghiệp;

Trên hệ thống cần sửa đổi và bổ sung chức năng cho việc hoàn thiện nghiệp vụ giá tính thuế để có thể cập nhật các thay đổi sau quá trình tham vấn giá vào tờ khai hải quan;

Bổ sung nghiệp vụ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho phép tính được thuế đã thu theo từng mã HS vào tờ khai của Việt Nam vì hiện nay việc tính thuế xuất nhập khẩu do Cục thuế xuất nhập khẩu tính dựa trên báo cáo số liệu thống kê tổng hợp được ở các chi cục hải quan;

Bổ sung nghiệp vụ xác nhận qua khu vực giám sát (xác nhận hàng đã thông quan, hàng đã thực nhập và thực xuất). Hiện tại, nghiệp vụ này được thực hiện trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 5;

Bổ sung nghiệp vụ mã vạch trong quản lý tờ khai hải quan, nhất là đối với việc xác nhận thông quan đối với các container cảng biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa tại việt nam theo cam kết của hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)