17 15 37 19 62 49 43 30 Hợp đồng vận chuyển 4 3 25 22 16 23
5.2 Một số kiến nghị và phương hướng giải quyết
Khơng thể phủ nhận tầm quan trọng và vai trị của chế định hợp đồng đối với việc bảo đảm sự cơng bằng, hài hồ lợi ích của mọi chủ thể trong giao lƣu dân sự. Nó khơng chỉ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mà cịn góp phần xây dựng nên ý thức pháp luật của ngƣời dân. Một khi những quy định pháp luật đƣợc xây dựng mang tính khoa học và phù hợp với hiện thực cuộc sống thì chúng sẽ đƣợc ngƣời dân tự giác tuân theo và pháp luật mới thực sự phát huy giá trị của chúng. Tuy nhiên, trong đời sống dân sự, lợi ích của các chủ thể là không cân bằng và luôn tiềm ẩn khả năng lấn át hoặc xâm phạm lẫn nhau. Mặt khác, khi đời sống ngày càng trở phát triển, khoa học cơng nghệ khơng ngừng tiến bộ thì tính chất và nội dung các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hợp đồng cũng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Vì vậy, pháp luật khó có thể điều chỉnh mọi tình huống xảy ra trong thực tế mà chỉ có thể dự đốn trƣớc một số nội dung. Điều này cho chúng ta thấy tính bảo thủ của pháp luật cũng nhƣ sự khó khăn của các nhà làm luật. Tuy nhiên, nếu những quy định pháp luật không thể theo kịp với cuộc sống thì nó sẽ trở thành những quy định trên giấy vở và khơng có giá trị thực hiện, ảnh hƣởng đến trật tự giao dịch dân sự. Sự ra đời của BLDS đầu tiên ở nƣớc ta năm 1995 cũng nhƣ những cố gắng trong việc sửa đổi BLDS năm 2005 đánh dấu bƣớc quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm có tính pháp lý cao nhất của nhà nƣớc đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Chiếm vị trí xƣơng sống của Bộ luật, chế định hợp đồng thể hiện nhiều tƣ tƣởng pháp lý tiến bộ và khoa học. Thực tế, chế định đã góp phần tích cực trong việc giải quyết hàng trăm nghìn vụ án tranh chấp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính cơng minh của pháp luật. Nhƣng thực tế cũng cho thấy, nhiều tranh chấp đã không đƣợc giải quyết thoả đáng kịp thời, gây khiếu kiện khéo dài, làm giảm sút niềm tin vào tính nghiêm minh và đúng đắn của pháp luật. Thiệt hại là cơng lý chƣa bảo vệ đƣợc cho quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Bởi vậy, hoàn thiện những quy định của chế định hợp đồng đƣợc xem là nhiệm vụ có tính cấp bách và thời sự.
Hình thức hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng lại ở giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vơ hiệu về hình thức... Mặc dù BLDS đã có những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó ghi nhận rõ ràng các hình thức nhƣng nhìn chung, tồn bộ quy định liên quan về hình thức hợp đồng chƣa thể hiện đƣợc quan điểm pháp lý mang tính tồn diện và hệ thống. Một mặt, pháp luật thừa nhận tự nguyện và đồng thuận nhƣ những yếu tố căn bản, chi phối toàn bộ quá trình thoả thuận và thực hiện nội dung hợp đồng. Mặt khác, pháp luật lại hạn chế khả năng lựa chọn của các bên khi thoả thuận việc giao kết hợp đồng dƣới một hình thức nhất định (yêu cầu hình thức đối với một số hợp đồng cụ thể, vấn đề hợp đồng vô hiệu khi vi phạm hình thức). Những điều trên cần đƣợc lý giải một cách khoa học, đầy đủ, thống nhất và đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng. Trên cơ sở những nghiên cứu về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, chúng tôi xin mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị sau:
- Trƣớc hết, Bộ luật cần đƣa ra khái niệm về hình thức hợp đồng tƣơng tự nhƣ việc xây dựng nên khái niệm hợp đồng. Bởi lẽ, khái niệm hợp đồng
phản ánh bản chất pháp lý của một dạng quan hệ pháp luật dân sự cịn hình thức hợp đồng là khái niệm pháp lý mô tả dạng tồn tại thực tế của quan hệ pháp luật đó. Do đó, hình thức hợp đồng có mối liên hệ khăng khít với bản
chất hợp đồng và là khái niệm không thể tách rời khái niệm hợp đồng. Hình
thức hợp đồng là phương tiện ghi nhận nội dung quyền và nghĩa vụ đã được các bên xác lập. Việc đƣa ra một khái niệm pháp lý chính thức định
hƣớng cho tƣ duy pháp lý của các cán bộ tƣ pháp, góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng một cách thống nhất, đúng đắn nhất.
- BLDS cần sửa đổi quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói. Một trong những nguyên tắc xác lập hợp đồng bằng lời nói là các bên phải trực tiếp giao kết hợp đồng. Nếu thoả thuận hợp đồng khơng đƣợc chính các bên nói ra bằng miệng thì khơng thể tồn tại hình thức hợp đồng bằng lời nói. Bởi vậy, một cách chính xác thì thời điểm giao kết của hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã trực tiếp thoả thuận về nội dung của hợp đồng.
- BLDS cùng cần phải bổ sung quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi. Trong thực tiễn, những tranh chấp có liên quan đến hình thức hợp đồng bằng hành vi hầu nhƣ chƣa đƣợc giải quyết tại Tồ án nhƣng khơng vì thế, pháp luật bỏ qua quy định cụ thể của hình thức này. Các quy định pháp luật cần phải thể hiện quan điểm pháp lý một cách toàn diện và thấu đáo, tạo lập hành lang pháp lý chuẩn cho việc giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh. Với những lý giải đã đƣợc nêu trong mục 4.3 chƣơng 4 của luận văn,
thời điểm giao kết của hợp đồng bằng hành vi là thời điểm bên nhận được đề nghị thực hiện hành vi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Tự do hợp đồng bao gồm tự do lựa chọn hình thức và nội dung hợp đồng là ngun tắc có tính xun suốt và đƣợc thực hiện một cách nhất quán trong toàn bộ chế định hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật là để bảo vệ cho lợi ích
hợp pháp của mọi chủ thể trong giao lƣu dân sự. Vì vậy, pháp luật của Việt Nam cũng có hƣớng tiếp cận tƣơng đối phù hợp với thông lệ nhiều quốc gia khác. Một số loại hợp đồng, do đặc thù riêng của chúng, buộc phải đƣợc giao kết dƣới một hình thức nhất định mới đƣợc pháp luật bảo hộ. Và do đó, khơng tn thủ hình thức luật định có nghĩa là các bên khơng thể u cầu sự bảo đảm mang tính pháp lý của nhà nƣớc. Thậm chí, bên có lỗi cịn phải gánh chịu những hậu quả bất lợi khác. Hiện nay, có một số ý kiến khơng đồng tình với quy định trên vì cho rằng, điều này khơng cần thiết và vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc tự do hợp đồng. Tự do thoả thuận hợp đồng là nguyên tắc cần đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Nhƣng tự do không thể đƣợc thực hiện một cách đầy đủ ý nghĩa khi nội dung của nó khơng đƣợc cụ thể hố thành các quy định pháp luật, bảo vệ lợi ích của các chủ thể trƣớc sự bội tín và khơng trung thực. Đồng thời, tự do của mỗi chủ thể không đƣợc xâm phạm hay gây ảnh hƣởng đến trật tự và lợi ích cơng cộng cũng nhƣ lợi ích của các chủ thể khác. Một thoả thuận hợp đồng khó khăn hoặc khơng thể chứng minh đƣợc sự tồn tại cùng những nội dung của nó trƣớc Tồ có thể gây ra mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài với những hậu quả khôn lƣờng, làm mất ổn định đời sống dân sự. Bởi vậy, yêu cầu hình thức đối với một số hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội dân sự ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, BLDS cần phải xem xét và bổ sung một số dạng hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản nhƣ hợp đồng vay tiền có tài sản đảm bảo, hợp đồng uỷ quyền và hợp đồng góp vốn. Đây là những hợp đồng có nội dung thực hiện quyền và nghĩa vụ phức tạp: việc thực hiện nghĩa vụ không chỉ dừng lại giữa các chủ thể mà thậm chí ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời thứ ba (hợp đồng uỷ quyền), hợp đồng đƣợc thực hiện trong thời gian dài, việc xử lý tài sản đảm bảo trong trƣờng hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đây cũng là những giao dịch hết sức phổ biến của đời sống dân sự, dễ có những xung đột về lợi ích
giữa các chủ thể. Mặt khác, việc quy định hợp đồng vay tiền có tài sản bảo đảm phải đƣợc lập thành văn bản là thống nhất với quy định liên quan tại mục 5 chƣơng XVII BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bởi vậy, một bản hợp đồng đƣợc ký kết với những điều khoản đƣợc quy định rõ ràng là căn cứ xác đáng nhất để các bên thực hiện nghĩa vụ một cách tự nguyện và trung thực.
- Trong BLDS sửa đổi năm 2005, điều 466 và 467 chỉ đƣa ra yêu cầu đăng ký đối với hợp đồng tặng cho động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng tặng cho bất động sản mà chƣa hề khẳng định, yêu cầu hình thức văn bản đối với hai hợp đồng này. Đăng ký quyền sở hữu đối với chủ sở hữu mới không thể thực hiện đƣợc nếu các bên khơng xuất trình đƣợc một hợp đồng tặng cho rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Bởi vậy, BLDS cần quy định rõ hơn yêu cầu hình thức văn bản đối với hai hợp đồng này.
- Về hình thức hợp đồng và các yêu cầu mang tính thủ tục, cụ thể là yêu cầu hợp đồng phải đƣợc công chứng, chứng thực, cần có sự nhận thức đúng đắn và sửa đổi lại quy định pháp luật về vấn đề này. Thoả thuận ý chí giữa các chủ thể là yếu tố hình thành nên những quan hệ hợp đồng. Ở đây, khơng có sự can thiệp có tính quyền lực nhà nƣớc. Sự đồng thuận và tự nguyện thiết lập nên các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng đƣợc thể hiện dƣới một phƣơng thức nhất định đủ để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Sự chứng kiến của công chứng viên rất có ý nghĩa trong việc xác định tƣ cách chủ thể, hay chính xác là xác định năng lực hành vi của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng nhƣng không thể là cơ sở xác lập nên quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong hợp đồng. Sự tham gia và chứng kiến của cơng chứng viên cịn giúp các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý mà mình phải gánh chịu, trực tiếp góp phần phịng ngừa những vi phạm pháp luật xảy
ra, định hƣớng hành vi của các chủ thể theo chuẩn pháp lý, bảo đảm các giao dịch đƣợc thực hiện theo đúng pháp luật. Xét dƣới góc độ quan hệ pháp luật dân sự, sự chứng kiến của bên thứ ba không phải là điều kiện làm phát sinh quan hệ hợp đồng. Đối với những giao dịch đƣợc lập bằng văn bản thì sự thống nhất ý chí của các bên đã đƣợc thể hiện một cách cụ thể và đầy đủ hơn bao giờ hết. Kể từ thời điểm ký kết hợp đồng, các chủ thể tham gia giao dịch đã nhận đƣợc sự bảo vệ mang tính pháp lý từ phía nhà nƣớc. Bởi vậy, cần phân biệt và tách bạch u cầu mang tính thủ tục cơng chứng, chứng thực với yêu cầu hình thức văn bản. Đối với một số hợp đồng cụ thể, chỉ khi các chủ thể không thực hiện yêu cầu hợp đồng phải đƣợc lập dƣới hình thức do luật định (bằng văn bản), hợp đồng đó mới bị xem là vô hiệu.
- Đối với yêu cầu đăng ký một số hợp đồng nhƣ hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp, BLDS cũng cần phải có sự sửa đổi cho phù hợp trong mối tƣơng quan với yêu cầu hình thức hợp đồng. Đăng ký hợp đồng thực chất vẫn là một thủ tục xuất phát từ nhu cầu quản lý hành chính nhà nƣớc đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc đối với công nghệ. Bởi vậy, chỉ nên quy định các hợp đồng này phải đƣợc lập thành văn bản thì mới có hiệu lực pháp lý mà khơng nên bó buộc thêm điều kiện sau khi đăng ký hợp đồng mới có hiệu lực. Không một cá nhân, một tổ chức hay thậm chí một hiện tƣợng trong thế giới này tồn tại mà khơng có phƣơng thức thể hiện sự tồn tại của chúng. Biểu hiện sự tồn tại dƣới một hình thức nhất định thuộc về bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Hợp đồng là dạng quan hệ pháp lý đặc biệt chỉ có ở xã hội lồi ngƣời và pháp luật thừa nhận sự tồn tại của nó thơng qua việc ghi nhận về các hình thức hợp đồng. Bởi vậy, hình thức hợp đồng là vấn đề có tính lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Ở các quốc gia mà việc xây dựng chế định hợp đồng có lịch sử lâu đời và phát triển, vấn đề lý luận xung quanh hình thức hợp đồng
không phải là điều mới mẻ. Một số quốc gia đề cao việc hợp đồng đƣợc lập bằng văn bản nhƣ Anh, Mỹ còn mở rộng quan niệm trong việc quan niệm thế nào là một văn bản hợp đồng. Và thực tế, pháp luật của các quốc gia này đề cao giá trị ghi nhận nội dung thoả thuận để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực hơn là giá trị chứng minh của chúng. Trong thời gian qua, việc giải quyết hàng trăm nghìn vụ tranh chấp hợp đồng, trong đó tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng hoặc bị tun vơ hiệu vì vi phạm hình thức chiếm tỉ lệ khơng nhỏ đã buộc chúng ta phải có sự nghiên cứu, đánh giá chính xác hơn về những vấn đề pháp lý của hình thức hợp đồng. Hồn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng trực tiếp góp phần làm phong phú thêm nền tƣ duy pháp lý, hoàn thiện chế định hợp đồng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể, ổn định xã hội, khuyến khích giao lƣu dân sự. Pháp luật khơng những mang tính phịng ngừa mà cịn trở thành phƣơng tiện để ngƣời dân tự bảo vệ mình trƣớc mọi xâm phạm. Đây cũng là một nội dung cơ bản của mục đích xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền của chúng ta.