3.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
3.2.3. Nâng cao nhận thức, trình độ và trách nhiệm của người trực
tiếp tham gia tiến hành tố tụng
Như chúng tôi đã phân tích trên, bảo vệ các quyền của người bị buộc tội phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của các quy định pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, trong BLTTHS nhiều quy định được áp dụng hay không lại tùy thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền.
độ văn hóa ứng xử cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án là giải pháp quan trọng đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu tôn trọng và bảo vệ các quyền của người bị buộc tội. Theo chúng tôi, để thực hiện giải pháp này cần tiến hành các biện pháp sau đây:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tố tụng cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm các Tòa án. Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ các quyền của người bị buộc tội;
- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, nhất là chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, quan điểm bảo vệ các quyền của người bị buộc tội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho cán bộ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng các cấp;
- Tăng cường hoạt động kiểm sát, giám sát hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới nhằm phát hiện các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, xâm phạm đến quyền của người bị buộc tội để có biện pháp khắc phục về tố tụng như kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để hủy các bản án, quyết định tố tụng có vi phạm.
Trong hoạt động kiểm sát điều tra, xét xử, hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo… cần chú trọng hơn nữa tới việc kiểm tra văn hóa xét xử, kỹ năng tố tụng để có thông báo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, tăng cường ca quyền của người bị buộc tội; - Đồng thời với việc nâng cao trình độ, năng lực của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Nhà nước ta cũng cần có các biện pháp tăng cường đội ngũ luật sư về tổ chức, số lượng
cũng như chất lượng, nâng cao vị thế luật sư trong tố tụng hình sự, bảo đảm vai trò quan trọng của luật sư trong bảo vệ các quyền của người bị buộc tội.
Nhà nước không chỉ có trách nhiệm trong việc ban hành pháp luật và duy trì để pháp luật về quyền công dân được thực hiện trên thực tế, mà còn xử lý các vi phạm pháp luật bằng các chế độ trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là giải pháp cần thiết để bảo vệ các quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
- Trước hết cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền của người bị buộc tội. Theo chúng tôi, cần bổ sung vào Chương XXIV BLHS một điều luật quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp. Bởi vì, trong BLHS mới chỉ có tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn; còn thiếu trách nhiệm truy tố oan, sai, xét xử oan sai… thì chưa được quy định; còn nếu áp dụng điều 285 BLHS để xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm đó thì không thật hợp lý. Đồng thời, cần phải mạnh dạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp do thiếu trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự oan người không có tội gây hậu quả nghiêm trọng mới có thể nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ các quyền của người bị buộc tội. Thực tiễn những năm qua cho thấy, do thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà xảy ra nhiều trường hợp người không có tội bị xét xử oan, gây hậu quả về vật chất, tinh thần rất nghiêm trọng cho công dân. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này sẽ có tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa rất lớn;
- Từng bước hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự. Văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này hiện nay là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2017, thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Luật năm 2017 đã quy định tương đối chi tiết các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như trình tự, thủ tục tiến hành. Tuy rằng đây đã là một bước tiến rất lớn về mặt lập pháp so với văn bản luật cũ, song từ góc độ bảo vệ các quyền của người bị buộc tội bị oan sai, theo chúng tôi vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp theo hướng:
+) Về thời hiệu yêu cầu bồi thường: Không nên qui định thời hiệu yêu cầu bồi thường đối với các trường hợp bị buộc tội oan;
+) Về Về nguyên tắc bồi thường của nhà nước, tác giả cho rằng cần tuân thủ nguyên tắc thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Thực tế, có trường hợp người dân đã bị thiệt hại rõ ràng rồi nhưng có cuộc thương lượng cứ “thêm bớt” để giảm bớt các khoản bồi thường và cho đến khi người dân không thể thương lượng được nữa thì buộc lòng phải chấp nhận mức bồi thường do cơ quan nhà nước đưa ra. Tránh những trường hợp như ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận hoặc ông Lương Học Phi ở Thái Bình, sau khi được minh oan, đã phải mòn mỏi nhiều năm trời để đòi bồi thường qua hàng chục cuộc thương lượng quyền lợi chính đáng của họ. Nếu để người dân đã bị oan mà còn phải bỏ thời gian, tiền bạc để đi đòi bồi thường thì dân làm sao còn niềm tin? Trước pháp luật, Nhà nước và người dân là bình đẳng, nếu để thương lượng “nâng lên, đặt xuống” là không công bằng và có thể đây là một khoảng hở, dễ bị lạm dụng trong quá trình bồi thường. Việc thương lượng nếu có, phải thể hiện tính nhân văn, tức là thương lượng để thúc đẩy quá trình bồi thường nhanh hơn và có lợi cho dân nhất chứ không phải nhằm giảm bớt nghĩa vụ bồi thường.
+) Về nguồn tiền bồi thường cho người bị oan, tác giả cho rằng có thể thành lập quỹ bồi thường độc lập, nguồn thu của quỹ được trích từ một phần tiền phạt xử lý vi phạm hành chính, tiền do phạm tội mà có, tiền hoàn trả của
người thi hành công vụ và một số nguồn thu hợp pháp khác; cơ quan quản lý bồi thường Nhà nước quản lý, chi trả và quyết toán quỹ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Dùng các khoản này bồi thường sẽ tránh được dư luận cùa nhân dân là nhà nước lấy tiền thuế của dân dùng cho việc bồi thường.
- Hoàn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Những hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền của người bị buộc tội chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy tính chất, mức độ phải được xử lý kỷ luật một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm.
Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền của người bị buộc tội thì không nên giao tiếp tục thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn tố tụng nặng nề đặt ra;
- Tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tư pháp, nhất là khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm. Do vậy cần kịp thời bổ sung, nâng chất, kiện toàn tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ làm các công tác trên.