Hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền của người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo) trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 102 - 106)

3.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về bảo vệ

các quyền của người bị buộc tội

Về cơ bản BLTTHS 2015 đã sửa đổi bổ sung rất nhiều các quy định góp phần vào công cuộc bảo vệ quyền của người bị buộc tội, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền của người bị buộc tội là một bộ phận của quyền con người, Hiến pháp Việt Nam năm 2013, cũng như tương đối đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các quy định về người bị buộc tội nói chung, quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội nói riêng trong BLTTHS năm 2015 được áp dụng thống nhất trong thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao – VKSNDTC – Bộ công an cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đồng thời phối hợp, đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật hiện hành cho thống nhất, đồng bộ với những quy định mới của BLTTHS năm 2015.

Với vai trò là công cụ pháp lý hàng đầu trong việc bảo vệ quyền của người bị buộc tội, Bộ luật tố tụng hình sự thực sự đã là công cụ pháp lý không thể thiếu để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong TTHS. Dựa trên các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được áp dụng trong thực tiễn

giải quyết VAHS, tác giả nhận thấy còn có tình trạng quyền của người bị buộc tội trong TTHS bị xâm hại là do một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự còn có bất cập, hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là rất cần thiết để làm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền của người bị buộc tội trong TTHS.

Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định về quyền của bào chữa nhằm đảm bảo quyền được bào chữa của người bị buộc tội.

Về quyền của người bào chữa, BLTTHS 2015 quy định họ có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì mới được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can (điểm b khoản 1 Điều 73). Quy định này vẫn tạo ra “cơ chế xin cho”! Cạnh đó, luật quy định người bào chữa được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước một thời gian hợp lý về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (điểm d khoản 1 Điều 73). Nhưng như thế nào là “thời gian hợp lý” thì luật không nói rõ. Chính vì vậy cần phải sửa đổi bổ sung thêm quy định về việc NBC được có mặt khi lấy lời khai của người bị buộc tội, và phải được cơ quan có thẩm quyền thông báo trước 1 thời gian cụ thể hợp lý (đề xuất là 3 ngày).

Thứ hai, về đăng ký bào chữa được quy định tại Điều 78. Tại khoản 6 Điều 78 quy định:

Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa... .

nhưng xảy ra các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 78 BLTTHS thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ xử lý như thế nào? Có cần ra văn bản thông báo hay không thì BLTTHS 2015 không quy định.

Vì vậy, đề xuất sửa đổi bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng. Trong các trường hợp sau đây thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra thông báo chấm dứt hoặc thay đổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa...”.

Như vậy, theo điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 78 này thì khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho Luật sư.

Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa theo quy định của khoản 3, Điều 75 BLTTHS 2015. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các vụ án do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp trung ương thụ lý giải quyết, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở phía Bắc, nhưng người bị bắt, người bị tạm

giữ, người bị tạm giam ở Trại tạm giam phía Nam thì việc gặp hỏi để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa, sau đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không thể thực hiện.

Do đó, để đảm bảo thời hạn luật định thì sau khi Luật sư đăng ký bào chữa, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ thì vào sổ đăng ký và thông báo cho người bào chữa, rồi hỏi ý kiến của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nếu người bị buộc tội đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì để nguyên. Nếu người buộc tội không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lại phải ra Quyết định hủy bỏ việc đăng ký bào chữa đối với Luật sư đã đăng ký bào chữa đồng thời ra thông báo cho Luật sư bào chữa biết.

Vì vậy, để đảm bảo BLTTHS năm 2015 được thi hành trong thực tế không có sự vướng mắc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật, vừa thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện quy định về các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng hình sự (đặc biệt là các nguyên tắc về tranh tụng, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa...)

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng. Trong đó theo BLTTHS 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 quy định: “…quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;” và tại điểm b khoản 2 Điều 41 quy định: “... quyết

định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can;...”. Như vậy, quy định giữa điểm a khoản 2 Điều 41 và điểm b khoản 2 Điều 41 BLTTHS có sự trùng lặp khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát. Do đó, cần biên tập lại để không trùng lắp.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng với người bị buộc tội. Về quy định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế tại khoản 2 Điều 278 thì “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277”. Quy định này chưa chuẩn xác bởi lẽ Điều 277 có 3 khoản: khoản 1 quy định thời hạn từ ngày thụ lý đến ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; khoản 3 quy định thời hạn từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên tòa. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 278 thì thời gian từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên tòa không được áp dụng biện pháp tạm giam. Do vậy, đề nghị sửa khoản 2 Điều 278 như sau: “2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 277 của Bộ luật này.”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền của người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo) trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)