Hợp đồng thuê khô tàu bay 1Định nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 27 - 32)

Luật HKDDVN không có qui định cụ thể về khái niệm hợp đồng thuê khô tàu bay mà chỉ có qui định mang tính khái quát tại Điều 37 về “Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay”:

1. Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay, tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tầu bay của Bên thuê.

2. Bên thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay .v.v.

Khác với hợp đồng thuê ướt tàu bay, trong hợp đồng thuê khô tàu bay, Bên thuê tàu bay chỉ phải trả tiền thuê riêng tàu bay và tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề như tổ bay, bảo dưỡng tàu bay, bảo hiểm .v.v. Do đó, hình thức thuê khai thác tàu bay này thường có giá tiền thuê thấp hơn so với hình thức thuê ướt và thuê ẩm.

Trên thực tế, thường thì tàu bay được khai thác dưới Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Bên thuê. Tuy nhiên, trong thực tế có thể có một số trường hợp tàu bay thuê được khai thác theo chứng chỉ của bên khác (chứ không phải của Bên thuê) được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng với đối tác thứ ba. Trong khi đó, theo qui định tại Khoản 1 Điều 37 Luật HKDDVN nêu trên, tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Bên thuê. Qui định như vậy là chưa

thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế về thuê khô tàu bay và làm hạn chế cơ hội thuê tàu bay của các hãng hàng không.

Qua các phân tích trên, có thể hiểu: Hợp đồng thuê khô tàu bay là sự thỏa thuận giữa Bên thuê và Bên cho thuê về quyền và nghĩa vụ về việc thuê riêng tàu bay mà không bao gồm tổ bay, theo đó, Bên thuê chiếm hữu, sử dụng tàu bay thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tàu bay đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê khai thác tàu bay; Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tàu bay thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng thuê khai thác tàu bay.

1.2.3.2 Đặc điểm

Đây là một hình thức thuê phổ biến trong thị trường và thực tiễn thuê khai thác tàu bay trên thế giới. Đây là hình thức mà các hãng hàng không Việt Nam áp dụng để thuê khai thác tàu bay chiếm tỉ lệ áp đảo ở giai đoạn từ những năm 1995 trở lại đây. Hiện nay, hình thức thuê khô đã được sử dụng chủ yếu và chiếm đa số các hợp đồng thuê khai thác của các hãng hàng không Việt Nam. Hình thức thuê khai thác này được sử dụng nhiều nhất vì nó mang lại cho các hãng hàng không Việt Nam các lợi thế so sánh hơn rất nhiều so với các hình thức thuê khai thác khác. Thuê khô tàu bay bao gồm các đặc điểm sau: (1) Tiền thuê tàu bay chỉ phải trả cho việc sử dụng tàu bay; (2) Bên thuê phải có trách nhiệm đối với các vấn đề như tổ bay, bảo hiểm, bảo dưỡng và tất cả các chi phí, rủi ro trong khai thác tàu bay.

Theo định nghĩa về thuê khô nêu trên thì thuê khô tàu bay được hiểu là Bên cho thuê chỉ cung cấp tàu bay cho Bên thuê mà không có kèm theo tổ bay (tổ lái và tiếp viên). Theo định nghĩa đơn giản đó chúng ta thấy điểm khác biệt rõ ràng và lớn nhất của hình thức thuê này so với hai hình thức thuê khai thác tàu bay khác là thuê ướt và thuê ẩm là việc thuê tàu bay mà không có tổ

sản) mà không có việc thuê tổ bay, thuê dịch vụ khai thác, bảo dưỡng, bảo hiểm và các yếu tố liên quan đến việc cung cấp tài sản và dịch vụ cho Bên thuê đi kèm. Nếu Bên thuê cần phải thuê dịch vụ khai thác, bảo dưỡng hoặc các dịch vụ khác thì cũng là thuê riêng biệt, thường là với đối tác khác chứ không phải Bên cho thuê tàu bay.

Một vấn đề khác biệt lớn, có tính chất căn bản của hợp đồng thuê khô so với hai hình thức thuê ướt và thuê ẩm tàu bay còn thể hiện rõ ở khía cạnh Bên thuê là hãng hàng không sử dụng, khai thác tàu bay của một bên khác, họ có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu bay trong thời gian tàu bay này được hãng hàng không sử dụng, khai thác. Do vậy, trong trường hợp tàu bay không phải là mới xuất xưởng thì cần phải xem xét kỹ về việc nó đã được bảo dưỡng ở đâu và khi nào, cũng như tàu bay đã được bảo dưỡng như thế nào.

1.2.3.3 Đối tác cho thuê tàu bay

Qua nghiên cứu, có thể thấy đối tác cho thuê tàu bay đối với hình thức thuê khô gồm hai loại: (1)hãng hàng không; và (2) các tổ chức, công ty chuyên về cho thuê tàu bay.

Trái ngược với hai hình thức thuê ướt và thuê ẩm tàu bay, hình thức thuê khô tàu bay thường được thực hiện với Bên cho thuê là các tổ chức, công ty chuyên về cho thuê tàu bay là chủ yếu. Trường hợp Bên cho thuê là một hãng hàng không là rất ít gặp.

Trong thực tế thuê khai thác tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, chúng ta đã ký kết và thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng thuê khô với các đối tác nước ngoài là những tổ chức, công ty chuyên về cho thuê tàu bay như: Ansett Worldwide Aviation Services, International Lease Finance Corporation - ILFC, General Electric Capital Aviation Services - GECAS, Region Air .v.v.

Đối với trường hợp nêu trên, khi ký kết, thực hiện hợp đồng với các tổ chức, công ty cho thuê tàu bay cần nắm rõ những đặc điểm của nó để có thể tiên liệu trước, cũng như xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa hãng hàng không với tư cách là Bên thuê tàu bay và Bên cho thuê bao gồm cả những mối quan hệ trực tiếp và các mối quan hệ gián tiếp của các bên liên quan. Hợp đồng thuê khô thường là có thời hạn thuê tương đối dài, tàu bay thuê có thể là tàu bay thuộc sở hữu thực chất và hoàn toàn của tổ chức đó hoặc tàu bay cho thuê có thể được cơ cấu tài trợ theo một cách thức riêng biệt mà cách thức này có thể ảnh hưởng nhất định thông qua các mối quan hệ gián tiếp với Bên thuê (ví dụ còn có sự tham gia của các tổ chức cho vay, bảo lãnh, thế chấp, tín thác, Bên cho thuê gốc .v.v.)

Việc khai thác tàu bay theo chứng chỉ của Bên thuê hay chứng chỉ của tổ chức khác còn đòi hỏi sự công nhận của các nhà chức trách hàng không có liên quan đối với chứng chỉ, giấy phép của tổ lái, tiếp viên. Nội dung này kéo theo các qui định có liên quan của các bên khi khai thác tàu bay thuê theo các qui định của hợp đồng. Đặc biệt là về giá trị hiệu lực của các chứng chỉ, thủ tục và hồ sơ trình nhà chứ trách hàng không tương ứng xin phê duyệt, cấp phép .v.v.

1.2.3.4 Đối với tàu bay

Các tàu bay là đối tượng của hợp đồng thuê khô cũng phải tuân thủ các yêu cầu chuyên ngành về hoạt động hàng không dân dụng. Theo Công ước quốc tế Chicago năm 1944 về Hàng không dân dụng thì tàu bay khi bay trên vùng trời bất kỳ phải đáp ứng đầy đủ và nghiêm ngặt một số qui định của các điều ước quốc tế, của hệ thống luật quốc gia có liên quan. Các yêu cầu này bao gồm khá nhiều nội dung khác nhau như vấn đề đăng ký của tàu bay, Chứng chỉ khả phi, kỹ thuật, nhân viên, trang thiết bị của tàu bay .v.v. Đây là những yêu cầu bắt buộc theo các qui định của điều ước và luật pháp của các quốc gia hữu quan. Ở Việt Nam, nếu hợp đồng thuê có thời hạn từ ba năm trở

lên thì các tàu bay được thuê khô bắt buộc phải chuyển đăng ký về Việt Nam trong thời hạn một năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.

Theo qui định của Công ước, Nhà chức trách hàng không của quốc gia đăng ký tàu bay có trách nhiệm bảo đảm sự tuân thủ các qui định đối với những vấn đề về an toàn, khả phi, và cấp phép cho các nhân viên khai thác, kỹ thuật có liên quan theo qui định của Công ước Chicago năm 1944. Ngoài ra, có thể còn có các qui định khác của các quốc gia, đặc biệt là của quốc gia đăng ký tàu bay.

Về tàu bay, đối với hợp đồng thuê khô còn có hai trường hợp cần đặc biệt lưu ý vì các hậu quả pháp lý của từng trường hợp là khác nhau rất lớn.  Đối với hợp đồng thuê khô mà tàu bay là tàu bay mới hiện đang

nằm trong giai đoạn sản xuất vào thời điểm ký kết hợp đồng:

Một trong những nội dung rất quan trọng đối với hợp đồng thuê khô tàu bay mà tàu bay mới xuất xưởng hoặc đang trong giai đoạn hoàn tất thì các dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật, khai thác là một phần khá lớn và quan trọng. Đối với các tàu bay đã qua sử dụng nhiều năm, thời gian bảo hành sản phẩm hoặc hỗ trợ cho khai thác kỹ thuật đã hết thì không có nội dung này hoặc nếu có thì cũng không có ý nghĩa thực tiễn mặc dù các thủ tục chuyển nhượng vẫn có thể được các bên thực hiện trên văn bản, giấy tờ.

Trường hợp nếu tàu bay đang trong giai đoạn hoàn tất thì trong hợp đồng thuê sẽ có thêm khá nhiều nội dung so với hợp đồng thuê tàu bay cũ, đặc biệt là trường hợp Bên cho thuê cho phép Bên thuê được quyền lựa chọn, quyết định về một số vấn đề, ví dụ như : về cấu hình ghế, động cơ, trang thiết bị giải trí và các thiết bị khác .v.v. Việc xác định trách nhiệm của các bên là cần phải rõ ràng, sự phối hợp thực hiện các quyền mà Bên cho thuê chuyển nhượng cho Bên thuê phải được xem xét, qui định đầy đủ và kỹ lưỡng.

Hình thức thuê khô tàu bay thường thì tàu bay đã được một hãng hàng không khác sử dụng trước đó. Việc tiếp nhận tàu bay trong trường hợp này là đơn giản hơn. Người đại diện cho Bên thuê khi nhận tàu bay phải kiểm tra đầy đủ, kỹ càng để đảm bảo rằng tàu bay được giao nhận theo đúng các điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Việc ký nhận vào biên bản chấp nhận về mặt kỹ thuật (Technical Acceptance Certificate), biên bản giao nhận tàu bay (tài liệu này có một số tên gọi khác nhau thường gặp như: Supplemental Certificate, Supplemental Lease Agreement hoặc Estopel Certificate .v.v.) là cơ sở rất quan trọng có liên quan rất nhiều đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hai bên khi giao trả tàu bay vào thời điểm hợp đồng hết hạn. Nội dung này không chỉ yêu cầu người nhận tàu bay phải nắm rõ ràng, đầy đủ các thông tin, cam kết trong hợp đồng đã ký mà còn phải là người rất am hiểu, hoặc là chuyên gia về mặt kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)