Giai đoạn từ năm 1992 trở về trước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 104 - 106)

Đây là thời điểm đầu tiên Tổng công ty HKVN ký kết và thực hiện hợp đồng thuê khai thác tàu bay với các đối tác thuộc các nước tư bản và tàu bay được thuê cũng là các loại tàu bay do các quốc gia tây Âu và Mỹ sản xuất. Ban đầu Tổng công ty HKVN thực hiện một số ít các hợp đồng thuê ướt tàu bay, số lượng tàu bay được thuê cũng rất khiêm tốn. Mục đích của các hoạt động cũng như việc ký kết, thực hiện các hợp đồng thuê khai thác theo hình thức thuê ướt tàu bay thời kỳ này là nhằm vào mục tiêu chủ yếu nhất của chủ trương hiện đại hoá đội tàu bay là nhanh chóng đưa các loại tàu bay hiện đại, tiên tiến, được hành khách ưa chuộng tăng cường cho đội tàu bay cũ mà Tổng công ty HKVN đang khai thác. Mặt khác, thuê ướt tàu bay cũng nhằm nhanh chóng mở rộng quy mô đội tàu bay, tăng số lượng tàu bay để đáp ứng kịp thời

có thể được coi là bước đi ban đầu nhằm làm quen, tiếp cận và bắt đầu chuyển đổi trong việc quản lý, khai thác các tàu bay thế hệ mới này song hành với đội tàu bay cũ của Liên xô mà Tổng công ty HKVN đang khai thác thời kỳ đó.

Hoạt động thuê khai thác tàu bay đầu tiên của Việt Nam phải kể đến việc Tổng công ty HKVN đi tìm hiểu thị trường và đàm phán thuê tàu bay tại Hà Lan. Đoàn đã đàm phán thuê ướt hai tàu bay Boeing 737-300 của công ty Transavia, nhưng khi tàu bay chuẩn bị đưa vào Việt Nam khai thác thì bị Mỹ đe doạ phong toả công ty này, nên kế hoạch thuê khai thác tàu bay đầu tiên này bị đối tác đơn phương huỷ bỏ 25, tr.263. Đến tháng 9 năm 1992 lần đầu tiên Tổng công ty HKVN đã thực hiện thương vụ thuê tàu bay với đối tác nước ngoài là TEA BASEL AG của Thuỵ Sỹ thuê 01 tàu bay Boeing 737-300 và 01 tàu bay A310- 300 của công ty Region Air Burmuda. Ltd của Singapore. Việc đưa hai tàu bay loại mới vào khai thác trên các đường bay của Tổng công ty HKVN đã nhanh chóng khẳng định được tính đúng đắn của quyết định về chủ trương hiện đại hoá, mở rộng quy mô của đội tàu bay là rất đúng đắn và thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế và có ảnh hưởng tích cực trong việc cung ứng cho hành khách đi lại bằng các chuyến bay của Tổng công ty HKVN các dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này do bị hạn chế bởi chính sách cấm vận về kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam, nên Tổng công ty HKVN vẫn phải chịu nhiều hạn chế trong việc đưa các tàu bay thuê ướt đó vào hoạt động khai thác của mình ví dụ như tàu bay phải sơn trắng toàn bộ không có logo của Vietnam Airlines trên tàu bay thuê và tàu bay thuê phải đậu đêm ở một sân bay ngoài nước.

Việc thuê khai thác tàu bay theo hình thức thuê ướt có những hạn chế nhất định. Hình thức này có chi phí khá cao, tính chủ động và hiệu quả kinh tế thấp, bị lệ thuộc rất nhiều vào đối tác, do vậy, về lâu dài hình thức này không đảm bảo được cho hoạt động khai thác, kinh doanh của hãng hàng không. Đặc biệt là về tính chủ động, ổn định trong hoạt động khai thác và tính hiệu quả về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)