Chương 1 : LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn
3.1.2. Về việc kết hôn cùng giới tính
Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành quy định: “Nhà nước không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, có nghĩa về mặt pháp lý,
Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân của hai người cùng giới nhưng trên thực tế những người này vẫn có thể tổ chức đám cưới và sống chung với nhau. Quy định này phần nào thể hiện sự cảm thông, sự tôn trọng quyền con người và cái nhìn rộng mở hơn của Nhà nước đối với nhu cầu tự nhiên của một bộ phận những người lưỡng giới biến thể. Chính vì vậy, thực trạng chung sống giữa hai người cùng giới tính và xu hướng công khai hóa các mối quan hệ đồng giới diễn ra khá phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cũng từ thực tế chung sống của họ thì việc phát sinh các vấn đề về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản hoặc về con (ví dụ nhận con nuôi) là điều tất yếu xảy ra nhưng Luật HN&GĐ hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc cho phép họ sống chung mà chưa có quy định cụ thể nào đề cập đến hậu quả của vấn đề này. Do đó, trong thời gian qua khi một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống chung xảy ra thì Tòa án lúng túng trong việc giải quyết vụ việc và thiếu sót trong việc ra quyết định của mình nên không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
TAND quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn yêu cầu chia tài sản chung của chị Lương Thị H sinh năm 1978 trú tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh với chị Lê Thị T sinh năm 1975 cùng địa chỉ với nội dung như sau: Năm 2007 chị Lê Thị T và chị Lương Thị H có quan hệ đồng tính và cả hai cùng thuê phòng trọ sống chung tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, chị T làm nghề buôn bán thịt lợn còn chị H kinh doanh vải tại chợ quận. Sau gần 5 năm chung sống, khoảng cuối năm 2012, hai người có tiết kiệm được một khoản tiền và mua một căn hộ chung cư cũ với diện tích 40m2 tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó người đứng tên là chị T. Đến năm 2014, do chị T có người tình khác nên giữa hai chị thường xuyên xảy ra cãi vã, bất đồng. Chị H cảm thấy không thể sống chung nên đã nói với chị T về việc bán căn chung cư đó để chia tiền rồi chị H chuyển đi nơi khác.
Chị T không đồng ý và cho rằng căn chung cư đó là của chị T vì giấy tờ nhà đứng tên mình chị T.
Chị H cho rằng: Căn chung cư đó là công sức đóng góp của cả hai người nhưng do hai người là đồng tính sống chung không phải là một hộ gia đình hơn nữa, chị H rất tin tưởng chị T nên đã để cho chị T đứng tên một mình trong giấy tờ nhà chứ không phải chỉ mình chị T mua căn chung cư đó. Do vậy, chị H yêu cầu Tòa án chia tài sản để đảm bảo quyền lợi của chị.
Tòa án cấp sơ thẩm quận Bình Tân đã quyết định: Giao chị T sử dụng căn chung cư đó và yêu cầu chị T hoàn lại cho chị H số tiền bằng 1/2 giá trị căn chung cư ở thời điểm hiện tại.
Chị T không đồng ý với quyết định trên vì cho rằng chị đã đóng góp số tiền lớn hơn nên không thể chia đôi giá trị căn chung cư được. Chị T đã kháng cáo lên TAND thành phố Hồ Chí Minh.
đó và chị T phải hoàn lại cho chị H số tiền bằng 1/3 giá trị căn chung cư ở thời điểm hiện tại [94].
Như vậy chị T và chị H mặc dù là đồng tính nữ sống chung nhưng họ đã cùng nhau góp vốn mua được căn chung cư nói trên (thông qua việc chứng minh nguồn gốc số tiền để mua nhà). Do đó, căn chung cư được xác định là tài sản chung của hai người. Tuy nhiên, hai chị T và H không phải vợ chồng hợp pháp nên việc chia tài sản chung trong trường hợp này lẽ ra Tòa phải áp dụng Luật HN&GĐ để giải quyết theo hướng tài sản chung chia theo thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được thì phân xử tính đến công sức đóng góp của mỗi bên cho phù hợp, chứ không phải là nguyên tắc chia đôi tài sản chung khi vợ chồng ly hôn như quyết định sơ thẩm của TAND quận Bình Tân đã áp dụng. Do đó, tại Bản án phúc thẩm, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã dựa trên các tài liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc tài sản mà 2 bên cung cấp để quyết định chia cho chị T (người đóng góp nhiều hơn) 2/3 giá trị căn nhà và chị H (người đóng góp ít hơn) 1/3 giá trị căn nhà là hợp lý.