Thiết chặt quản lý trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước việt nam hiện nay (Trang 110)

Môi trường sống có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của NCTN. Trình độ văn hóa, thói quen trong giao tiếp, ứng xử của cộng đồng dân cư cùng với thực trạng trật tự, an toàn xã hội của địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi VPPL của NCTN.

Làm trong sạch môi trường xã hội, giảm bớt những nhân tố mầm mống của

hành vi VPPL của NCTN; Chính quyền địa phương cần đi đầu trong việc nhận biết

và kiểm soát các nhân tố mầm mống ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của NCTN. Thông thường, các yếu tố mầm mống này thường xuất phát từ những băng nhóm, tổ chức tiêu cực trong cộng đồng dân cư, hoặc các tụ điểm vui chơi, giải trí núp bóng những tụ điểm tệ nạn xã hội, những quán Internet, Game Online,... Chính quyền địa phương cần có những chính sách và chế tài quản lý nghiêm ngặt, kiểm soát và đi đến thanh lọc những nhân tố nêu trên, giúp cho môi trường sống của thanh thiếu niên được tích cực, lành mạnh, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả những hành vi VPPL của NCTN.

Vận động mọi thành phần trong cộng đồng dân cư cùng tham gia vào công

tác tuyên truyền, phòng ngừa và ngăn chặn NCTN VPPL; Mỗi cá nhân, gia đình,

nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, tổ chức sống và hoạt động trong địa bàn dân cư cần chủ động tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt chú ý đến những đối tượng là người chưa thành niên để có thể sớm phòng ngừa và ngặn những hành vi VPPL của họ. Ngoài ra, dạy nghề và giải quyết việc làm cho NCTN có nhu cầu kiếm sống, nhất là những NTCN mãn hạn tù, đi trường giáo dưỡng trở về và không có điều kiện đi học nữa. Trong cộng đồng dân cư, tăng cường các hoạt động bài trừ tệ nạn xã hội, phải coi đây là các mũi nhọn của hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, mở rộng các loại hình vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em, kiên quyết chống nhập lậu các loại hình văn hóa độc hại, cấm xuất bản và phát hành những loại hình văn hóa có nội dung trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục PL cho NCTN, nhất là những NTCN đã có tiền án, tiền sự, những

NCTN có nguy cơ phạm tội cao (bỏ học, sống lang thang, không nằm trong tầm quản lý – giáo dục của các tổ chức đoàn thể, không có nghề nghiệp…). Chính quyền địa phương cần có biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ gia đình NCTN có hoàn cảnh khó khăn.

Tăng cường tính linh hoạt của luật pháp, xây dựng lại môi trường cải tạo theo hướng có lợi cho sức khỏe tinh thần của NCTN. Tạo cơ hội bình đẳng giữa những NCTN VPPL với bạn bè cùng trang lứa. NCTN VPPL hoặc đang chờ thi hành án hoặc đang trong thời gian cải tạo, hoặc đã được trở về với gia đình, nhưng họ thường có xu hướng mặc định rằng bản thân mình không còn cơ hội làm lại cuộc đời, hoặc mặc định rằng mình mãi mãi là kẻ phạm tội, vì thế mà họ rất dễ tái phạm những hành vi VPPL của mình. Nếu các cơ quan hành pháp chỉ chú trọng định tội cho họ mà không chú ý đến quyền lợi được phát triển bình đẳng và toàn diện của họ, thì có nhiều khả năng họ sẽ tái tham gia vào những băng nhóm phạm tội, hoặc tái thực hiện những hành vi VPPL. Bởi vậy, ngay sau khi các em có những hành vi VPPL, cơ quan pháp lý, chính quyền địa phương cùng người thân trong gia đình cần tạo ra những cơ hội phát triển bình đẳng giữa các em với bạn bè cùng trang lứa, để các em cảm nhận được rằng, mặc dù mình phạm tội, nhưng vẫn không bị gia đình, xã hội vứt bỏ, các em vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển bản thân, chỉ cần các em luôn nỗ lực cố gắng và sống có trách nhiệm với bản thân mình. Các bên liên quan có thể phối hợp với nhau để tổ chức cho các em được đến trường trong những khoảng thời gian kể trên, được tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn, xử lý hành vi VPPL của các đối tượng khác nhau trong xã hội. Đồng thời, có thể tổ chức các buổi giáo dục pháp luật, giáo dục giá trị và giáo dục sức khỏe tinh thần cho các em theo những hình thức phù hợp.

Thúc đẩy vai trò giám hộ của gia đình và sự quan tâm của cơ quan pháp lý đối với NCTN VPPL trong thời gian các em thi hành án. Như đã đề cập ở phần trên, NCTN VPPL thường mang tâm trạng tự ti, bất cần khi cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội đang ruồng bỏ họ. Đây là nguyên nhân vì sao có nhiều trẻ vị thành niên sau khi mãn hạn thi hành án, quay trở lại địa phương và gia đình, các em còn “không ngoan bằng” thời điểm trước khi thi hành án, vả lại còn liên tiếp gây ra

những hành vi phạm tội khác. Có thể thấy, thi hành án chỉ là một cách giúp các em nhìn nhận về hậu quả hành động mà mình đã gây ra, chứ không phải là mục đích cuối cùng. Bởi vậy, trong quá trình cải tạo, các cơ quan pháp lý nên tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể thường xuyên liên lạc với gia đình, người thân, giúp các em cảm nhận được sự quan tâm của mọi người dành cho các em.

Kết luận chương 3

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp chung: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên nền tảng các quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội; Nâng cao nhận thức về vai trò của pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng trong giáodục pháp luật, giáo dục đạo đức cho NCTN; Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật, coi trọng giáo dục đạo đức; Tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; coi trọng khía cạnh giáo dục cải tạo khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với NCTN.

Giải pháp cụ thể: Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của NCTN; Nâng cao hiệu quả kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong nhà trường.

KẾT LUẬN CHUNG

GDPL, GDĐĐ là sự tác động của nhân tố chủ quan được định hướng trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm từng bước đưa PL và ĐĐ vào cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí và văn hóa cho cán bộ và nhân dân.

Giáo dục Việt Nam đang hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, cùng với việc GDPL, GDĐĐ cho nhân dân nói chung thì việc quan tâm giáo dục đến NCTN nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật và sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận NCTN hiện nay mà đặt ra yêu cầu cần phải kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho NCTN ở nước ta hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề như: Sự liên hệ giữa pháp luật và đạo đức – cơ sở cho việc xây dựng hành vi xã hội của người chưa thành niên, từ đó tìm hiểu về người chưa thành niên, đặc điểm của NCTN. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức, các chuẩn giá trị pháp luật và đạo đức đối với quá trình hình thành hành vi xã hội của người chưa thành niên.

Trong chương 2, tác giả triển khai nội dung nghiên cứu về thực trạng của NCTN ở nước ta hiện nay, sự hiểu biết pháp luật của NCTN ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức của một bộ phận NCTN diễn biến rất phức tạp với mức độ vi phạm ngày càng gia tăng. Nhất là qua số liệu cụ thể của các cơ quan ban ngành ở nước ta cũng như sự khảo sát của bản thân tác giả. Qua đó, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Giáo dục PL và giáo dục đạo đức là điều kiện quan trọng để hình thành ý thức, động cơ hành vi nhưng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc giáo dục đạo đức. Đây là nhân tố quan trọng để việc thực hiện PL một cách tự giác.

NCTN là lứa tuối có những biến đổi về tâm sinh lý: năng động, sáng tạo, nhiều hoài bão, ước mơ, hướng tới cái mới, cái lạ…Đặc điểm này có thể dẫn đến 2 xu hướng trong hành vi: một mặt, nếu được giáo dục tốt các em sẽ phát triển về nhân cách đạo đức, ngược lại nếu không sống trong môi trường giáo dục tốt, có thể các em sẽ sa ngã, vi phạm các chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

Để giáo dục PL và ĐĐ đạt hiệu quả cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, đó chính là gia đình, nhà trường và xã hội. Chỉ trên cơ sở đó, con người mới được giáo dục toàn diện. Thiết nghĩ, chủ thể giáo dục cần điều chỉnh, thay đổi lại phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn xã hội. Việc triển khai các nội dung GDPL và giáo dục đạo đức đến với NCTN là vô cùng quan trọng góp phần hình thành nhận thức, hành vi, thói quen cho các em . Do đó, nội dung chương trình giáo dục cần phải được bổ sung cụ thể các nội dung mới và phương pháp giáo dục phù hợp với NCTN.

Chủ thể giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cần triển khai công tác GDPL và giáo dục đạo đức với tính chất như một nội dung quan trọng trong nhà trường, gia đình... Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo cho những lực lượng làm công tác GDPL và giáo dục đạo đức để nâng cao hiệu quả công tác GDPL và giáo dục đạo đức cho NCTN.

Cần đa dạng hóa các hình thức GDPL và giáo dục đạo đức để thu hút NCTN quan tâm tham gia. Bên cạnh đó việc GDPL và giáo dục đạo đức cần gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của các em để góp phần nâng cao nhận thức của các em về GDPL và giáo dục đạo đức. Trong các cuộc thi tìm hiểu PL cần hướng cho các em tham gia với vai trò là người tổ chức, người điều khiển hay người thực hiện để phát huy tính tích cực của NCTN.

Trong nhà trường cần bổ sung nhiều hơn nữa sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn và đặc biệt là các sách, báo, tạp chí PL. Ngoài ra trong giờ ra chơi nhà trường cần thông qua đài truyền thanh nhà trường để phổ biến nội dung GDPL và giáo dục đạo đức cho NCTN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.I Dongova (1987), (Người dịch Lục Thanh Hà), Những khía cạnh tâm lý – xã

hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

2. Nguyễn Huy Bằng (2007), "Sáu mối quan hệ cơ bản liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tội phạm trong học sinh, sinh

viên", Tạp chí Giáo dục (5).

3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Giáo dục công dân 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982), Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982 về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì

mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2).

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Trần Minh Đoàn (2001), Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư

tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn - Phân tích từ góc độ Tâm lý học

xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho người chưa thành niên vi

phạm pháp luật, Bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam.

14. G. Bandzeladze (2004), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thúy Hoa (2005), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà

gia Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Đức Hòa (2008), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo

đức học sinh trong nhà trường phổ thông", Tạp chí Triết học, (5).

17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình Đạo đức học,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. J.Sandtrock (2004), Trần Thị Lan Hương biên dịch, Tìm hiểu thế giới tâm lý

của tuổi vị thành niên, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

19. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận chung về

nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

20. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về

nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Khoa Triết học, Học viện CTQGHCM (2000), Giáo trình đạo đức học (dành

cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1993), Các dạng đạo đức xã hội, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

23. Lê Tiêu La (2005), Tình trạng tội phạm của người chưa thành niên tại Việt

Nam hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

24. Nguyễn Duy Lãm (1999), "Về công tác giáo dục pháp luật trong các trường

phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", Tạp chí Nghiên cứu giáo

dục, (4).

25. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình

thành nhân cách, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Nguyễn Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

27. Trường Lưu (1999), Văn hóa - một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh

trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, (74).

29. Đoàn Tấn Minh (2009), Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra

Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Đinh Xuân Nam (2008), “Thực trạng và một số giải pháp phòng chống vi

phạm pháp luật của người chưa thành niên”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6).

35. Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

36. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước việt nam hiện nay (Trang 110)