Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và xã hội trong việc giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước việt nam hiện nay (Trang 105 - 107)

giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên

Sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ ba nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục cho người chưa thành niên là vấn đề rất quan trọng nhưng hiện nay vấn đề này dường như bị bỏ ngỏ và có chăng chỉ là sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình song hiện tại sự liên lạc này cũng chỉ là hình thức, thực hiện qua loa, không thực tế.

Trong mối quan hệ này các bên đều phải chủ động để liên lạc với nhau để nắm bắt tình hình về NCTN để kịp thời uốn nắn các em chưa ngoan và biểu dương những em ngoan ngoãn và có những hành động tốt. Cụ thể là:

Về phía nhà trường : Nhà trường là nơi NCTN nhận được sự giáo dục một cách

hệ thống, bài bản và có cơ hội phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện. Theo đó, muốn ngăn chặn hành vi VPPL của NCTN từ gốc thì nhà trường nhất định phải tăng cường giáo dục giá trị sống tích cực cho người học. Nhà trường ngoài việc nâng cao trình độ văn hóa cho học sinh, cũng phải quan tâm bồi dưỡng tình cảm, lòng đam học tập cho các em. Hàng tháng nhà trường có sự tổng hợp về hạnh kiểm của học sinh của từng lớp và báo về gia đình, những đối tượng học sinh có những biểu hiện xấu,

không lành mạnh như hay bỏ học, chơi game, vô lễ với thầy cô, hay đánh, dọa nạt bạn bè … giáo viên chủ nhiệm lớp phải kịp thời nắm bắt từ những hành vi tiêu cực ấy báo về nhà trường và trường phải thông báo với gia đình, chính quyền địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,… ở địa phương nơi học sinh cư trú để các hội đoàn này kết hợp với gia đình khuyên bảo, giáo dục các em.

Về phía xã hội: Chính quyền địa phương và các đoàn, hội phải chủ động kết

nối với gia đình, nhà trường để tuyên truyền GDPL, GDĐĐ cho NCTN đặc biệt là những đối tượng NCTN có những biểu hiện xấu đã được nhà trường gửi về địa phương và gia đình. Ngoài ra chính quyền địa phương, đoàn hội,… nơi NCTN cư trú phải chủ động, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực hay những gương NCTN có những hành động tốt ở NCTN tại địa phương để để kịp thời uốn nắn, dạy dỗ hay kịp thời biểu dương, khích lệ các em đồng thời báo với gia đình và nhà trường để theo dõi và uốn nắn các em.

Về phía gia đình: cha mẹ và những người thân trong gia đình là những người

luôn gần gũi và nắm bắt được tình hình về con em mình kịp thời và nhanh nhất, vì vậy gia đình phải là nơi đầu tiên uốn nắn và chỉ bảo con em mình song có một thực tế là hiện nay nhiều gia đình phát hiện con em mình có biểu hiện hư hỏng nhưng việc uốn nắn dạy dỗ các em rất khó bởi ở lứa tuổi này rất cứng đầu, khó trị và không nghe lời gia đình. Tuy vậy gia đình vẫn cố che giấu mọi hành động xấu của con em mình, việc làm này là không tốt bởi nó tạo điều kiện cho các em có cơ hội nuôi dưỡng những thói hư tật xấu ở mức độ cao hơn. Vì vậy, khi rơi vào tình trạng này gia đình cần khuyên bảo các em và cần báo với nhà trường, báo với chính quyền địa phương và các đoàn hội để giáo dục các em.

Khi được thông báo về những NCTN chưa ngoan thì về hình thức giáo dục cả nhà trường, gia đình, và các đoàn thể, hội, chính quyền địa phương ngoài việc phối kết hợp chặt chẽ như đã phân tích ở trên thì cả ba nơi này con phải chú ý đến phương pháp giáo dục các em. Ở lứa tuổi này NCTN rất cứng đầu, khó bảo nhưng bằng nhiều phương pháp như song song với việc nhẹ nhàng khuyên bảo, nêu những tấm gương người tốt việc tốt, những hành vi xấu trên thực tế đã bị lên án như thế nào, bị xét xử ra làm sao thì các đoàn thể, chính quyền địa phương con có thể tổ

chức định kỳ hàng tuần những buổi vui chơi mang ý nghĩa GDĐĐ và GDPL, cho các em xem các đoạn băng nói về những hành vi vi phạm pháp luật đã gây hậu quả xấu cho xã hội như thế nào và xét xử ra sao để NCTN thấy được những hành vi vi phạm pháp luật và tránh những hành động đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước việt nam hiện nay (Trang 105 - 107)