(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các đề tài nghiên cứu liên quan kết hợp điều tra định tính)
2.4 Triển khai mô hình nghiên cứu
Bảng 2: Mã hóa thangđo các nhân tố ảnh hưởng tới quyết địnhlựa chọn siêu thị mini của khách hàng
Nhân tố Mô tả biến Mã hóa
thang đo
1.Tính tiện lợi
Tôi thường không có nhiều thời gian mua hàng nên thường lựa chọn siêu thị mini để mua sắm. TL1 Thời gian hoạt động của siêu thị mini thuận tiện cho việc mua sắm
của tôi. TL2
Siêu thị mini có bãiđỗ xe thuận tiện làm tôi cảm thấy thoải mái TL3 Việc dễ dàng đổi hàngở siêu thị mini làm tôi cảm thấy rất tiện lợi
và yên tâm TL4
Mua hàng ở siêu thị mini giúp tôi đỡ mất công trả giá TL5
2. Vị trí Siêu thị mini gần nơi tôi sinh sống giúp tôi thuận lợi trong việc
mua sắm VT1 Tính tiện lợi Vịtrí Sựnhanh chóng Giá cả Không gian/ Trưng bày Sản phẩm Quyết định lựa chọn siêu thịmini
Siêu thị mini nằm trên tuyến đường đi làm giúp tôi thuận lợi trong
việc mua sắm VT2
Dễ tìm thấy siêu thị mini khi mua sắm VT3
3.Sự nhanh chóng
Lượng khách hàng ít khiến tôi hiếm khi phải xếp hàng chờ đợi
thanh toán NC1
Việc gửi xe, lấy xe ở siêu thị mini diễn ra nhanh chóng giúp tôi
tiết kiệm thời gian. NC2 Siêu thị mini có quy mô nhỏ khiến tôi tìm được hàng hóa mình
cần nhanh chóng hơn NC3
Quá trình thanh toán tại siêu thịmini diễn ra nhanh chóng giúp tôi
tiết kiệm thời gian. NC4
4. Giá
Giá các mặt hàng tại siêu thịmini phù hợp với chất lượng của nó G1 Mức giá chênh lệch không quá cao so với những nơi khác G2 Giá được công bốrõ ràng nên tôi tin tưởng ở đây hơn G3
5.Sản phẩm
Hàng hóa tại siêu thị mini có chất lượng SP1 Hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại để lựa chọn SP2 Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng SP3 Thường xuyên bổ sung các mặt hàng mới SP4
6.Không gian/ Trưng bày
Hàng hóa được trưng bày bắt mắt, dễ dàng để lấy và so sách giữa
các mặt hàng với nhau KGTB1 Âm thanh và ánh sáng tại siêu thị minilàm tôi cảm thấy thoải mái
khi mua sắm KGTB2
Không gian bên trong siêu thị mini rộng rãi, thoáng mái và sạch sẽ KGTB3 Thông tin hàng hóa được ghi rõ ràng trên kệ KGTB4
7. Quyết định lựa chọnsiêu thị mini
Tôi sẽtiếp tục mua sắm tại siêu thịmini QD1 Tôi hài lòng về quyết định lựa chọn siêu thị mini của mình QD2
Tôi sẽ lựa chọn siêu thị mini là nơi mua sắm đầu tiên QD3
CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SIÊU THỊ MINI CỦA KHÁCH HÀNG
2.1 Tình hình thị trường bán lẻ và xu hướng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợitại Việt Nam tại Việt Nam
Có diện tích nhỏ hơn siêu thị nhưng lớn hơn một tiệm tạp hóa thông thường, cửa hàng tiện lợi đang dần xuất hiện với tần suất dày đặc tại các khu dân cư, tòa chung cư, các con phố lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu mua sắm hiện đại mà không đòi hỏi diện tích mặt bằng quá nhiều. Các siêu thị mini là kênh bán hàng phát triển nhanh nhất trong các chuỗi cửa hàng được mở ra trong năm 2016 và 2017 và xu hướng mở rộng đầu tư vào các cửa hàng này vẫn đang tiếptục.
Kênh cửa hàng tiện lợi (convenience store), IGD dự báo tỷ lệ CAGR sẽ đạt mức hai con số trong vòng 4 năm tới tại những nước như Việt Nam (37,4%), Philippines (24,2%) và Indonesia (15,8%), dựa trên hiệu suất hoạt động của các chuỗi cửa hàng lớn tại mỗithị trường. Nói về dự báo thị trường Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng, ông Nick Miles, trưởng đại diện IGD tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng: "Các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang trở thành điểm đến phổ biến cho người tiêu dùng trẻ mua sắm và hẹn hò, bởi những nơi này có máy lạnh, các kệ hàng và khu vực ngồi được sắp xếp tốt, hàng hóa chất lượng cao và tại một số cửa hàng cònđược miễn phí WiFi".
Theo báo cáo của Savills, với chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ bắt đầu năm 2009, thị trường Việt Nam trở thành môi trường màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào đầu tư. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills tại Tp.HCM năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn rất nhiều mức 4% vào năm 2015. Các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 địa điểm như Family Mart, BÑs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart… đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống.
Tại Tp.HCM, trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý I năm 2018, Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tổng diện tích các cửa hàng này là
272.000 m2 sàn, tăng 5,1% so với quý trước. Các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 địa điểm như Family Mart, BÑs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart… đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống. Và theo kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của Family Mart (Nhật Bản), dự kiến sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào 2020 tại Việt Nam còn 7-Eleven (Nhật Bản) sẽ mở rộng hoạt động với 1.000 cửa hàng tại Việt Nam sau 10 năm (2027). Gần đây, GS25, một chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã vào thị trường Việt Nam và đang muốn mở hơn 2.500 cửa hàng khắp cả nước trong 10 năm tới. Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, thị trường này sẽ nổ ra sự cạnh tranh từ các cửa hàng tiện lợi trong nước và quốc tế vì tay chơi nào cũng muốn chiếm thêm thị phần thông qua việc mở rất nhiều cửa hàng tiện lợi khắp cả nước. Trong khi đó, các thương hiệu Việt Nam cũng tích cực mở rộng thị phần; như chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam, Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020. Đều đó cho thấy xu hướng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang rất phát triển và đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào mô hình kinh doanh này. Nghiên cứu của A.T. Kearney cho hay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có độ tuổi dân số rất thích hợp cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, với 57% người dân dưới 35 tuổi. Và theo khảo sát của Savills cũng cho rằng, hiện nay, thị trường Việt Nam đang sở hữu nhiều yếu tố như thuận lợi về thời điểm lí tưởng, sự mở rộng nhanh chóng. Đặc biệt, yếu tố người tiêu dùng có thu nhập cao và sở thích mua sắm đa dạng là những điều kiện để phát triển ngành bán lẻ hiện đại. Do vậy, thời gian tới sẽ còn nhiều nhà bán lẻ ngoại tấn công thị trường Việt.
Qua những con số ở trên, ta thấy được rằng loại hình kinh doanh siêu thị mini đang là xu hướng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… đang đón đầu xu hướng. Góc đường Bùi Viện và Đề Thám ở khu phố Tây (quận 1, TP Hồ Chí Minh) chỉ dài 400-500 m nhưng có hơn chục cửa hàng tiện lợi thuộc đầy đủ các thương hiệu ngoại lớn hiện nay, như Family Mart, Ministop - Aeon (Nhật Bản), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore), BÑs Mart (Thái Lan)... Người tiêu dùng khu vực trung tâm TP.HCM gần đây có thói quen mua ly cà phê sáng, ăn trưa, chiều với đầy đủ món Việt ở các cửa hàng tiện lợi nước ngoài đang góp mặt tại đây. Từ đó, ta cũng thấy được rằng với mô hình kinh doanh này trong tương lai
không xa sẽ lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước cùng với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào mô hình kinh doanh này.
2.2.Tổng quan vềsiêu thị mini tại địa bàn thành phốHuế
Hiện nay trên địa bàn TP Huế có khoảngtrên 10 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Đa số siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi này bán chuyên về các mặt hàng nhập khẩu từ các nước như Đức, Pháp, Nhật, Thái Lan,…và một số siêu thị minibày bán mặt hàng nội địa.Tại siêu thị mini, cửa hàng tiện lợinày diện tích khoảng 60-100m2,ở đây đa số có đủ các mặt hàng với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng cho khách hàng lựa chọntừ thức ăn, đồ gia dụng cho đến mỹ phẩm.
Bảng3 :Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi ở TP Huế
STT Tên Địa chỉ
1 Amart 45 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, Tp Huế 13 Phạm Ngũ Lão, Phường Phú Hội, TP Huế 32 Chu Văn An, Phường Phú Hội, TP Huế 12 Nguyễn Công Trứ, TP Huế
58 Phạm Ngũ Lão, Phường Phú Hội, TP Huế 2 K-Mart 13 Bến Nghé, Phường Phú Hội, TP Huế
54 Trần Cao Vân, TP Huế 3 CT Mart 13 Lý Thường Kiệt, TP Huế
252 Nguyễn Sinh Cung, TP Huế 4 Home Mart 50 Hai Bà Trưng, TP Huế
5 Deabu Mart 34 Nguyễn Huệ, TP Huế 6 Siêu thị Hàng Nhật 121 Nguyễn Chí Thanh
7 Gia Lạc Lại Thế, Phú Thượng, Phú Vang, TP Huế 8 Sline Germany Minimart 126 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, Tp Huế
121 Bà Triệu, TP Huế 9 Kyotosho Huế 21 Hùng Vương, TP Huế 10 Bảo Thạnh 265 Trần Hưng Đạo, TP Huế 11 Misa Japan 38 Hai Bà Trưng, TP Huế 12 Hồng Phúc 179 Mai Thúc Loan, TP Huế
Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thường tập trung tại tuyến đường chính của TP Huế với khách hàng mục tiêu hướng đến là khách du lịch nước ngoài. Ví dụ như trên tuyến đường ngắn chỉ 100m Amart mở đến 3 cửa hàng tiện lợi, đây là tuyến đường khách du lịch thường xuyên qua lại. Và các khách hàng là cán bộ công nhân viên chứccó thu nhập tương đối cao, các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng cần mua hàng nhanh chóng, khách hàng có thể dễ tìm thấy mặt hàng mình cần mua chỉ trong vài phút trong khi họ sẽ mất nhiều thời gian hơn ở các siêu thị lớn hay chợ truyền thống. So với chợ truyền thống thì hàng hóa trong siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi được niêm yết giá rõ ràng, sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ với chất lượng đảm bảo, không gian sạch sẽ, khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và thời gian mở cửa kéo dài thuận tiện cho khách hàng mua sắm ở đây. Bên cạnh đó, các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợiở TP Huế đều chưachú trọng đến chương trình khuyến mãi và yếu tố xúc tiến chưa áp dụng nhiều. Khách hàng khi được điều tra ít biết về các chương trình khuyến mãi của siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Chính vì vậy, yếu tố xúc tiến như chương trình khuyến mãi không được khách hàng nhắc đến khi họ quyết định lựa chọn siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi làm địa điểm mua sắm.
Hiện nay mô hình các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini tại TP Huế chưa phát triển như các thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội,…Cũng có thể do những đặc điểm trong thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa của người dân TP Huế chưa thay đổi và các yếu tố về mức thu nhập, mức chi tiêu phần đông người dân TP Huế chưa phù hợp với mô hình này. Tuy vậy, với mức sống ngày càng tăng cao của ngườidân, yêu cầu về hàng hóa sản phẩm sẽ tăng cao vàngười tiêu dùng bận rộn trong công việc thì người tiêu dùng sẽ dần thay đổi thói quen mua sắm. Cùng với đó, thấy được hướng sự phát triển của mô hình kinh doanh này nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đầu tư vàotrong những năm tới. Vì vậy, mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ là một xu hướng trong tương lai và là loại hình kinh doanh phổ biến như ở các thành phố lớn trên cả nước.
2.3 .Thống kê mô tảmẫu
2.3.1Đặc điểm của mẫu nghiên cứuVềgiới tính Vềgiới tính
Bảng 4:Mẫu điều tra theo giới tính
Giới tính Tần số Tỷlệ(%)
Nam 47 31.3
Nữ 103 68.7
Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Qua khảo sát thực tế tại các siêu thị mini trên thành phố Huế, phần lớn khách hàng đi mua sắm ở các siêu thị mini là nữ với tỷ lệ khách hàng nữ là 103 người (chiếm 68,7%) và tỉ lệ khách hàng nam là 47 người (chiếm 31,3%).Điều này là hợp lý vì theo đặc điểm xã hội của Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Huế nói riêng phái nữ là những người thường đảm nhận việc mua sắm, quản lý chi tiêu trong gia đình. Do đó, tỷ lệ khách hàng nữ đi siêu thị mini cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ khách hàng nam.
Nhóm tuổi
Bảng 5: Mẫu điều tra theo tuổi
Tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 18 tuổi 3 2.0 18 –30 tuổi 49 32.7 31 –45 tuổi 85 56.7 Trên 45 tuổi 13 8.7 Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Kết quả điều tra cho thấy số lượng khách hàng có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi có số lượng lớn nhất, gồm 85 khách hàng chiếm 56.7%. Tiếp theo là 2 nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 32.7% và 8.7%. Nhóm dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 2%. Điều này cho thấy rằng đa số khách hàng đi tham quan mua sắm tại các siêu thị mini đều nằm trong độ tuổi đã lập gia đình và có những công việc hay thu nhập ổn định.
Nghềnghiệp
Bảng6: Mẫu điều tra về nghề nghiệp
Nghềnghiệp Tần số Tỷlệ(%)
Cán bộ, công nhân viên chức 80 53.3 Công nhân, lao động phổthông 30 20.0 Kinh doanh, buôn bán nhỏ 33 22.0 Học sinh, sinh viên 3 2.0
Khác 4 2.7
Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Nếu như phân loại khách hàng theo yếu tố nghề nghiệp thì cán bộ, công nhân viên chức chiếm 53.3% tương đương với 80 người/150 người chiếm tỉ lệ khách hàng đi siêu thị mini nhiều nhất và áp đảo, ta thấy rằng đây là đối tượng khách hàng này thường không có đủ thời gian để đi mua sắm ở chợ vào ban ngày do yêu cầu công việc và theo quá trìnhđiều tra định tính nhóm khách hàng nàythường tranh thủ trong lúc đi làm về, vì tính tiện lợi và nhanh chóng họ thường lựa chọn các siêu thị mini để mua sắm đồ dùng cho cá nhân cũng như gia đình. Đây là nhóm khách hàng phần đông thu nhập khá cao và ổn định nên họ có quyền quyết định nhanh chóng cho việc chi tiêu của mình. Nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn tiếp theo là kinh doanh, buôn bán nhỏ chiếm 22% và công nhân, lao động phổ thông chiếm 20%, đây là những đối tượng sống gần siêu thịmini nên họ thường lựa chọn siêu thị mini trong việc thuận tiện đi lại mua sắm hàng hóa hơn. Vànhóm khách hàng chiếm tỷ lệ thấp là học sinh, sinh viên và các nghề nghiệp khác như lao động tự do chỉ chiếm 2% và 2.7%. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập chưa cao hoặc còn phụ thuộc vào gia đình. Như vậy, khách hàng lựa chọn mua sắm tại các siêu thị mini đa dạng về các nghề nghiệp khác nhau nhưng tập trung phần lớn là cán bộ, công nhân viên chức. Đây cũng là nhóm khách hàng mà siêu thị mini hướng tới.
Thu nhập
Bảng7: Mẫu điều tra về thu nhập
Thu nhập Tần số Tỷlệ(%) Dưới 2 triệu 3 2.0 2–4 triệu 13 8.7 4–6 triệu 58 38.7 Trên 6 triệu 76 50.7 Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Với số lượng 150 khách hàng điều tra, ta thu được kết quả những khách hàng có thu nhập trên 6 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 76 khách hàng chiếm tỷ lệ 50.7%. Tiếp sau đó là nhóm khách hàng có thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng, với 58 khách hàng chiếm tỷ lệ38.7%. Hai nhóm tiếp theo là nhóm khách hàng có thu nhập hàng tháng từ 2 đến 4 triệu đồng và nhóm khách hàng phụ thuộc gia đình về thu nhập