Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 101)

2.2 .Thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN

2.2.3. Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam

Qua kết quả cũng như kinh nghiệm từ sự hội nhập của các thành viên ASEAN, bài học cho Việt Nam là rất rõ ràng:

Thứ nhất, phải khai thác, giữ vững và tạo thêm lợi thế so sánh của quốc gia thích ứng với những biến động của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, phải đa dạng hoá các quan hệ kinh tế với các nước và các khu vực.

Thứ ba, phải chú ý quan hệ với trung tâm thương mại thế giới đồng thời tận dụng cơ hội để mở mang quan hệ với các khu vực và các nước khác trên thế giới.

Thứ tư, thực hiện hội nhập quốc tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Thứ năm, tăng cường quan hệ với các công ty xuyên quốc gia.

Thứ sáu, đề cao vai trò Nhà nước trong sự nhất quán tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ bảy, để hội nhập thành công, yếu tố con người là quan trọng nhất, vì vậy phải chuẩn bị nguồn nhân lực là công việc quan trọng của mọi quốc gia.

1/ Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN:

Sau khi “vấn đề Cam-pu-chia “ đi vào giải pháp hòa bình, Việt Nam đã cải thiện được mối quan hệ của mình với các nước trong khu vực. Đặc biệt khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã vào năm 1991, tuy phải đứng trước rất nhiều nguy cơ và thách thức nhưng Việt Nam vẫn vượt qua và trên đà phát triển mạnh mẽ. Vì vậy từ cuối năm 1990 trở đi, trong các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam với ASEAN, các nước thành viên đều ủng hộ việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Ngày 22/7/1992, Việt Nam tham gia hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên của ASEAN. Như vậy là từ năm 1992, Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp thường niên của các Ngoại trưởng ASEAN, năm 1993 ASEAN đã thành lập cơ chế họp hiệp thương giữa ASEAN và Việt Nam. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 ở Xinh-ga-po năm 1993, Việt Nam được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF ) để bàn về các vấn đề an ninh - chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Việt Nam còn được mời tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: Khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa - thông tin và du lịch. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp ở Băng- cốc tháng 7/1994 đã khẳng định: “Sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN và chỉ thị cho các quan chức cấp cao và tổng thư kí ASEAN sớm

xúc tiến trao đổi với các quan chức Việt Nam về những dàn xếp và thủ tục” [9, tr 15]. Tới tháng 9/1994, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 26. Bằng các sự kiện quan trọng này, Việt Nam đã tiến thêm được những bước dài trong quan hệ với ASEAN.

Đến ngày 12/1/1995, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm gửi thư đặt vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Bru-nây lúc đó là Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN đã gửi thư chính thức thông báo về lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN. Do đó vào ngày 28/7/1995, tại thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan của Bru-nây, nơi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ 2, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và tuyên bố gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ), bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan chung theo AFTA từ ngày 1/1/1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2006 [8, tr 53].

Như vậy Việt Nam đã chuyển dần từ các quan hệ song phương sang quan hệ đa phương, từ vị trí quan sát viên chuyển dần sang thành viên đầy đủ, từ nghi kị, thù địch sang hiểu biết và hợp tác. Tuy nhiên khi đánh giá tổng quan về mối quan hệ đa phương, đa lĩnh vực giữa Việt Nam và ASEAN từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, nó phản ảnh những cơ hội mới đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho Việt Nam.

Về cơ hội, đó là những thời cơ và tiềm năng to lớn cho Việt Nam. Nằm trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam có cơ hội tiếp thu được những nguồn lực, trình độ quản lý tiến tiến, công nghệ hiện đại vốn là thế mạnh của một số nước ASEAN. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải học hỏi sao cho vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới vừa phải phù hợp với trình độ và hoàn cảnh trong nước. Ngoài ra, nếu xét theo sự thay đổi các yếu tố sản xuất và

thương mại thì các nước ASEAN có khả năng bổ sung cho nhau về cơ cấu. Những năm gần đây, sự bổ sung này còn được phát triển thông qua sự hình thành và hoạt động của các tam giác tăng trưởng trong khu vực. Việt Nam tham gia ASEAN là đã “cùng hội cùng thuyền” và cùng “luật chơi” với các nước thành viên khác. Những luật chơi ấy tập trung trong ba xu hướng phát triển lớn, mang tính chi phối quá trình phát triển của các nước thành viên, đó là tự do hóa, hướng vào xuất khẩu và bổ sung cơ cấu. Đây cũng là những bí quyết đã, đang và sẽ mang lại thắng lợi cho toàn thể ASEAN trong cuộc cạnh tranh giành thứ hạng của quá trình phát triển .

Bên cạnh những vận hội đó, cũng tồn tại rất nhiều những thách đố mà Việt Nam cần hết sức quan tâm khi ra nhập ASEAN, đặc biệt là những khó khăn trong các lĩnh vực hợp tác: Trước hết, khoảng cách về trình độ phát trỉển kinh tế giữa Việt Nam với ASEAN còn lớn. Trong khi ASEAN đã hoàn thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người rất cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, trình độ quản lý và trình độ công nghệ tiến tiến thì khi ra nhập ASEAN, Việt Nam mới chỉ ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, thu nhập bình quân đầu người đang ở mức rất thấp so với khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam còn phải đối mặt với tình hình kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng, chỉ số giá cả và lạm phát leo thang ở mức bốn chữ số, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý và công nghệ đều ở mức lạc hậu. Ngoài ra khi ra nhập ASEAN, có những luật lệ riêng của các nước ASEAN đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ một cách chặt chẽ trên nguyên tắc nhất trí - một nguyên tắc nền tảng của ASEAN. Trên đây là những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó khi ra nhập ASEAN Việt Nam cũng phải giải quyết những vấn đề tồn tại chung của cả khu vực. Đó lá những diễn biến phức

tạp của tình hình thế giới như vấn đề Cam-pu-chia, vấn đề biển Đông… Một thách thức không nhỏ nữa là ASEAN phải thoát khỏi sự lệ thuộc về công nghệ của nước ngoài và nhanh chóng tạo lập một đội ngũ chuyên gia về công nghệ và tiềm lực công nghệ của riêng mình. Ngoài ra, trong khi hội nhập và giao lưu với tế giới bên ngoài, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải bảo vệ cho được môi trường xã hội để giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Một điều đặc biệt quan trọng nữa đó là ASEAN phải luôn giữ vững được lập trường tạo thành một khối đoàn kết, hợp tác, nhất trí, sát cánh bên nhau để tự bảo vệ mình, giải quyết ổn thỏa những tranh chấp nội bộ cũng như những mâu thuẫn giữa ASEAN với bên ngoài để cùng nhau tiến bộ và phát triển bền vững.

Mặc dù ASEAN còn phải đương đầu với nhiều thách thức không nhỏ song với đặc trưng là “thống nhất trong đa dạng, uyển chuyển, mềm mại, thích nghi cao và năng động” [10, tr 23] cùng quan hệ ngày càng phát triển giữa Việt Nam và ASEAN, đã thúc đẩy cho sự liên kết hoạt động trong một tổ chức hợp tác khu vực như ASEAN. Từ đó khu vực Đông Nam Á sẽ ở vào thế bình quân mới với sự hiện diện của các cường quốc, và dải liên lục địa Ấn Độ + Đông Nam Á + Úc cùng với dải Đông Bắc Á sẽ tạo ra khu vực năng động nhất châu Á - Thái Bình Dương, góp phần vào việc khẳng định thế kỷ 21 là thế kỉ của châu Á - Thái Bình Dương [19, tr 41].

2/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam:

- Về thương mại:

Sau sự thu hẹp đột ngột của các thị trường truyền thống của Việt Nam trước sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu và trong điều kiện Mỹ tiếp tục thi hành chính sách bao vây kinh tế chống Việt Nam, thị trường ASEAN đã trở nên rất quan trọng cho Việt Nam. Chỉ trong 5 năm kim ngạch buôn bán của Việt Nam

với ASEAN đã tăng lên một cách bất ngờ. Nếu như năm 1986, kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với ASEAN chỉ có 118 triệu USD, thì đến năm 1993, con số đó đã tăng gần 2 tỷ USD, tức là gấp 16,5 lần và chiếm tỷ trọng 21% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới [17, tr 47].

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm hội viên đầy đủ của ASEAN, đồng thời cũng tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) kể từ 1/1/1996, đã đánh dấu Việt Nam chính thức bước vào xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới theo đúng nghĩa đích thực của nó.

+ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): Ban Thư ký ASEAN cho biết, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) - một trong những thỏa thuận kinh tế có tính bước ngoặt của khu vực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. Việt Nam sẽ có 180 ngày để ban hành văn bản luật pháp thực thi Hiệp định ATIGA. ASEAN là thị trường với 600 triệu người tiêu dùng, tổng GDP trên 1.300 tỷ USD và là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. ASEAN là một trong bốn đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại nước ta khoảng trên 60 tỷ USD [26].

- Về đầu tư:

+ Có thể thấy từ sau năm 1987, đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam cũng đã tăng lên một cách đột ngột, trong đó Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a là 2 nước trong ASEAN có khối lượng đầu tư lớn nhất. Đến tháng 6 năm 1995, ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam gần 200 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến trên 2 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI tại Việt Nam [13, tr 48].

Việt Nam là một thành viên sáng lập AIA và trực tiếp kí kết Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Vì vậy ngày 12/5/1999, Chủ tịch nước kí Quyết định số 53QĐ/CTN chính thức phê chuẩn Hiệp định này, đưa việc thực hiện Hiệp định trở thành có hiệu lực pháp luật đối với các cơ quan Nhà nước và công dân Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia Hội nghị Nguyên thủ Quốc gia các nước ASEAN tại Hà Nội (12/2000) và kí kết Nghị định thư bổ sung [21, tr 84].

+ Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA): ACIA được Chính phủ phân công cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiến hành đàm phán với các nước ASEAN và trình Chính phủ phê duyệt Dự thảo từ năm 2008, các nước ASEAN đã ký kết ngày 26/02/2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, và sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2010 [4].

Tác động của quá trình tự do hoá đầu tư đối với Việt Nam: Mục đích của tự do hoá đầu tư trong Hiệp định ACIA và AEC Blueprint là hướng tới khu vực đầu tư tự do vào năm 2015, rút ngắn hơn 5 năm so với Hiệp định AIA. Việc đặt ra lộ trình tự do hoá nói trên có nhiều thuận lợi đối với Việt Nam.

Thứ nhất, môi trường đầu tư ASEAN nói chung được tự do, minh bạch và trở lên hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoài ASEAN (Foreign Base-Own ASEAN) cũng như nhà đầu tư ASEAN, trên cơ sở xoá bỏ dần lộ trình phân biệt đối xử theo nguyên tắc NT, MFN và yêu cầu thực hiện. Việc xoá bỏ này được thực hiện đối với 5 lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, và khai khoáng và khai thác đá.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường đầu tư sang các nước khác với thủ tục đầu tư đơn giản, thuận lợi và không bị phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước sở tại; ngành nghề kinh doanh đa dạng, trừ những ngành nghề rơi vào ngoại lệ chung hoặc trong Danh mục bảo lưu.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì có những điểm cần cân nhắc khi thực hiện Hiệp định ACIA. Thứ nhất, do thực hiện Lộ trình xoá bỏ dần sự phân biệt đối xử sẽ dẫn đến các nhà đầu tư ASEAN có nhiều thuận lợi để cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam và có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sản xuất hoặc có thể gây thiệt hại hoặc phá sản các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, Hiệp định ACIA có quy định cho phép các nhà đầu tư ngoài ASEAN, sau khi đầu tư vào một nước thành viên ASEAN có thể tiến hành đầu tư vào nước thành viên khác và hưởng lợi của quá trình tự do hoá đầu tư theo Hiệp định ACIA. Với năng lực quản lý tốt, trình độ công nghệ tiên tiến, các nhà đầu tư ASEAN hoặc các nhà đầu tư ngoài ASEAN là mối lo ngại đối với các doanh nghiệp trong nước trong quá trình tự do hoá đầu tư theo Hiệp định ACIA. Thứ hai, lộ trình đầu tư yêu cầu Việt Nam phải giảm dần những điều kiện hoặc hạn chế mở cửa các lĩnh vực đầu tư như: Viễn thông, bất động sản, báo chí,... đây là những ngành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ quan trọng chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước thì sẽ phải mở cửa theo lộ trình cho các doanh nghiệp ASEAN hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc cũng yêu cầu những ưu đãi Việt Nam sẽ cam kết trong tương lai trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ phải dành cho các nhà đầu tư ASEAN. Nếu như vậy những cam kết song phương rất cao như trong Hiệp định đầu tư Việt Nam và Hoa kỳ hay Việt Nam Nhật Bản phải dành cho các nhà đầu tư ASEAN, dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Các lĩnh vực khác:

+ Hải quan: Có thể nói Việt Nam tham gia rất tích cực vào quá trình hợp tác hải quan ASEAN. Hải quan Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các định chế

hợp tác hải quan của ASEAN, tích cực tham gia các kỳ họp chuyên môn, kỹ thuật của ASEAN cũng như các hội thảo chuyên ngành được tổ chức trong khuôn khổ ASEAN [6, tr 68].

Từ tháng 7/1995, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN. Theo đó, tại các cuộc họp của Tổ công tác về hợp tác công nghiệp có đại diện Việt Nam tham dự, do vậy, đối với AICO Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập. Cuối năm 1996, Chính phủ ta đã phê chuẩn tham gia Hiệp định AICO.

Việt Nam cũng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế - thương mại khác như Thoả thuận ưu đãi thương mại PTA, hợp tác khoáng sản và năng lượng, tài chính - ngân hàng…

Ngoài hình thức đa phương, Việt Nam và các nước ASEAN đã tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)