Sự hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 91)

2.2 .Thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN

2.2.1. Sự hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN

1/ Quan hệ kinh tế thể hiện bằng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính - tiền tệ, dịch vụ

Về thương mại: PTA - Hiệp định ưu đãi thương mại 1977, AFTA - Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do thương mại 28/01/1992. Sau hai năm thực hiện CEPT, mậu dịch nội bộ trong khuôn khổ CEPT tăng 50% từ 41 tỷ

USD năm 1993 lên 60 tỷ USD năm 1994, trong khi mậu dịch nội khối chỉ tăng từ 20% lên 24% (4%). Từ năm 1996, tổng các mặt hàng cắt giảm thuế theo CEPT là 44.752 mặt hàng (88% trong tất cả các mặt hàng chịu thuế của ASEAN) [15, tr 84].

Về đầu tư: Dự án công nghiệp ASEAN (AIPs), chương trình bổ sung cùng sản xuất một sản phẩm (BBC), các liên doanh công nghiệp (AIJC) không mấy thành công. Do đó ký kết Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp (AICO).

Về tài chính - tiền tệ: Từ 1977, Hội đồng tài chính ASEAN chọn USD là đồng tiền chuyển đổi giữa các thành viên, thành lập Quỹ hỗ trợ để giải quyết nhu cầu cấp bách về cán cân thanh toán, ủy ban tài chính - ngân hàng (COFAB) được thành lập cuối những năm 1970…

Ý tưởng về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã được Thủ tướng Xinh- ga-po đưa ra trước đó tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 tại Cam-pu- chia (11/2002). ASEAN đã lập ra Nhóm Đặc trách cấp cao (HLTF) về hội nhập kinh tế khu vực, HLTF đưa ra một bản khuyến nghị khá toàn diện về tăng cường liên kết kinh tế ASEAN nhằm thực hiện AEC, đã được thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp Ba-li II (10/2003). Về thể chế, ASEAN trước tiên củng cố cơ chế thực thi và giải quyết tranh chấp thương mại, nhằm tăng tính cưỡng chế cho các cam kết trong các hiệp định kinh tế khu vực.

2/ Đầu tƣ nội khối tăng nhanh

Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ đô la Mỹ. Đầu tư nội khối ASEAN đã được duy trì khá ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nội khối đạt 10,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu vực này (59,7 tỉ đô la Mỹ). Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ đô la Mỹ. Và đáng chú ý là nếu như

trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN chỉ tăng 8,6%, thì dòng FDI nội khối tăng tới 42,6%. Điều đó có nghĩa rằng, đầu tư nội khối có xu hướng tăng nhanh hơn FDI nói chung [26].

Bên lề Hội nghị ASEAN lần thứ 16, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định hội nghị lần này là “sự gặt hái lớn” trong việc tăng cường thương mại nội khối.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 9/10 nước thành viên ASEAN (trừ Phi-líp-pin) đã hoàn thành gói 7 về cam kết dịch vụ theo Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), bao trùm hơn 65 phân ngành dịch vụ . Viê ̣c đi la ̣i của lao động có tay nghề đã thuận lợi hơn thông qua các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs).

Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiềng-mai (CMIM) đã xác lập được hiệu lực từ 24-3-2010 với trị giá thỏa thuận là 120 tỉ đô la Mỹ - hỗ trợ thanh khoản bằng đô la Mỹ của khu vực ASEAN + 3 thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương để các thành viên giải quyết khó khăn khẩn cấp về thanh khoản ngoại tệ, hỗ trợ cán cân thanh toán [26].

Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), được khởi xướng năm 2003 nhằm mục đích phát triển sâu rộng thị trường trái phiếu các nước thành viên, đặc biệt là thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ, đã đạt bước tiến mới qua việc các thứ trưởng ASEAN + 3 đạt được sự đồng thuận đối với các nội dung về thành lập Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) và thể hiện quyết tâm ký kết thỏa thuận này trước thời điểm diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 vào tháng 5 tới.

CGIF với quy mô lên tới 700 triệu đô la Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ASEAN + 3 trong việc huy động vốn thông qua phát hành

trái phiếu bằng đồng bản tệ. Hội nghị Thống đốc và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN cũng đã xác định một trong các hành động ưu tiên trong năm 2010 - 2011 là thúc đẩy hội nhập thị trường trái phiếu thông qua bộ “Các chỉ số thị trường vốn ASEAN” [30].

Trong khuôn khổ hợp tác hải quan, các thứ trưởng tài chính nhất trí trình các bộ trưởng tài chính ASEAN ký kết Nghị định thư sửa đổi về Biểu thuế quan hài hòa chung ASEAN (AHTN) nhằm hoàn thiện biểu thuế và tạo thuận lợi cho công tác thống kê và khai báo hàng hóa xuất nhập cảnh trong ASEAN. Hội nhập hải quan ASEAN tiếp tục được triển khai thông qua việc ký kết Nghị định thư lần thứ hai sửa đổi Nghị định thư quy định việc thực hiện Danh mục hài hòa thuế quan ASEAN.

Trong hợp tác về du lịch, ASEAN đã thiết lập thỏa thuận công nhận lẫn nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển của hướng dẫn viên du lịch trong khu vực. Bộ tiêu chuẩn chung về năng lực của nhân viên ngành du lịch đã được thiết lập.

Các lãnh đạo cũng thống nhất việc “Kết nối ASEAN” thông qua nối hạ tầng cứng và mềm trên nhiều lĩnh vực: tự do hóa vận tải , các kết nối năng lượng và chất đốt , thực thi các hiê ̣p đi ̣nh đa phương đề ra trong chương trình bầu trời mở ASEAN (tham vọng thành lập một thị trường hàng không duy nhất trong ASEAN vào 2015) và các hiệp định khung ASEA N về vấn đề giao thông liên quốc gia, giao thông trung chuyển , hỗ trơ ̣ vâ ̣n chuyển hàng hóa , hê ̣ thống đường ống dẫn gas và năng lượng trong khu vực .

Các bộ trưởng tài chính đã thống nhất về nguyên tắc việc thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN và cam kết thành lập Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư vào tháng 5 - 2010.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thống nhất các biện pháp nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp với hội nhập kinh tế khu vực và lên chương trình quảng bá hợp tác thương mại và đầu tư của khu vực với bên ngoài. Một trong những chương trình đầu tiên là giới thiệu ASEAN với nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ dự kiến diễn ra tháng 5 tại Seattle và Washington.

3/ Nội dung Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ngày 07/04/2010 do Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng và Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Việt Nam Vũ Huy Hoàng chủ trì.

Hội nghị AEC đã rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) dựa trên 04 nội dung: Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có trình độ phát triển đồng đều và hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới vào năm 2015.

Bắt đầu từ 01/01/2010, các nước ASEAN - 6 đã hoàn thành mục tiêu xoá bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế, ASEAN - 4 đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT - AFTA) về mức 0 - 5%. “Đây là một kết quả nổi bật, một cột mốc quan trọng của ASEAN” - Chủ tịch Vũ Huy Hoàng khẳng định. Ngoài ra, các nước sẽ hướng tới việc xoá bỏ hết những hàng rào phi thuế quan vào năm 2015. 10 nước ASEAN phấn đấu tạo ra chính sách một cửa Quốc gia vào năm 2015, trong đó Xinh-ga-po và Bru-nây đang bắt đầu áp dụng, Việt Nam sẽ cố gắng thực hiện vào năm 2013.

Tư đầu năm đến nay, 9/10 nước ASEAN (trừ Phi-líp-pin) đã hoàn thành gói 7 về cam kết dịch vụ theo Hiệp định khung về Thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), bao trùm hơn 65 phân ngành dịch vụ. ASEAN tiếp tục duy trì được

mức tăng FDI nội khối ổn định. Năm 2008, FDI nội khối đạt 10,8 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng mức FDI (59,7 tỷ USD). Giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN tăng 8,6 % trong đó dòng FDI nội khối tăng 42,6% so với cùng kỳ [26].

Việc nới rộng biên độ hoán đổi lên 120 tỷ USD theo Sáng kiến Đa phương hoá Chiềng-mai đã được thực hiện vào ngày 24/03/2010. Việc thiết lập Quỹ bảo lãnh Tín dụng và Đầu tư (CGIF) cũng sẽ sớm được đưa vào thực hiện, giúp tăng cường tính thanh khoản của đồng tiền nội tệ và phát triển thị trường trái phiếu khu vực…

Theo Chủ tịch AEC Vũ Huy Hoàng, mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu, song ASEAN vẫn cần phải khắc phục việc một số nước còn chậm phê chuẩn các hiệp định, các cam kết đã ký và chuyển các cam kết khu vực thành nội luật để đưa vào thực hiện.

Để giải quyết những vấn đề trên, Hội đồng AEC đã thảo luận và thống nhất đề nghị lãnh đạo cấp cap ASEAN chỉ đạo và can thiệp giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, yêu cầu các nước thành viên phê chuẩn, đưa vào thực hiện đúng thời hạn những cam kết đã ký; Thứ hai, yêu cầu các nước thành viên tăng cường cơ chế giám sát thực hiện các biện pháp đã được quy định trong AEC Blueprint.

Hội đồng AEC nhất trí những lĩnh vực trọng tâm thực hiện từ nay tới cuối năm 2010. Việc thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) bao gồm lĩnh vực: Thuế quan, phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại, thực hiện Cơ chế hải quan một cửa ASEAN, tiêu chuẩn chất lượng và thoả thuận công nhận lẫn nhau. Hoàn thành gói cam kết thứ 8 thuộc Hiệp định Khung về Thương mại dịch vụ ASEAN và triển khai chương trình xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Thực hiện Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); Thực hiện Sáng kiến Đa phương hoá Chiềng-mai trong lĩnh vực hợp tác tài

chính; Thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư theo Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á; Hoàn thành thực hiện hội nhập nhanh những những ngành ưu tiên; Thúc đẩy thực hiện chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng; Thực hiện hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thu hẹp khoảng cách phát triển; Thúc đẩy hợp tác với các đối tác đối thoại...

2.2.2. Sự hội nhập kinh tế nội khối của một số nƣớc ASEAN: 1/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Xinh-ga-po:

Về thương mại: Có thể nói Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a là hai nước quyết tâm thực hiện giảm thuế theo chương trình CEPT đúng hạn từ 01/01/1993. Về đầu tư, năm 1998, cùng với các nước thống nhất ý tưởng tiến tới Khu vực đầu tư tự do ASEAN (AIA) vào năm 2010. Vì vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Xinh- ga-po qua các năm khá cao:

Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

% 9,2 8,3 6,7 5,8 9,9 7,0 6,8 6,6 7,3 0,4 5,4 8,9

Nguồn: - 1989 - 1995: Bộ kế hoạch và đầu tư.

- 1996, 1997: ASIA WEEK, Dec. 26, 1997 - Jan. 2, 1998. - 1998, 1999: ASIA Monitor December 2000.

- 2000: Đài truyền hình Việt Nam 30/01/2001.

Triển vọng hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập nội khối ASEAN của Xinh-ga-po rất khả quan, song bên cạnh sự hội nhập thành công đó, Xinh-ga-po đang phải hướng đến sự hội nhập sâu rộng hơn để phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh chính trị. Có thể thấy các đặc điểm đáng chú ý ở quốc đảo sư tử này như sau:

Thứ nhất, Xinh-ga-po có diện tích và số dân nhỏ nhưng thu được nhiều lợi ích nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực.

Thứ hai, đây là một quốc gia có sách lược kinh tế mang tính chủ động cao. Thứ ba, quá trình hội nhập có sự gắn bó chặt chẽ với các trung tâm kinh tế thế giới, công ty xuyên quốc gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

Thứ tư, có thể khẳng định yếu tố quyết định hội nhập thành công là năng lực điều tiết kinh tế của Chính phủ.

Thứ năm, bên cạnh những mặt thuận lợi như vậy, hạn chế chính là lợi nhuận mà các công ty nước ngoài thu được ở Xinh-ga-po lớn hơn nước khác, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự bất cập nhất định về cơ cấu trong bước chuyển dịch sang một nền sản xuất với kỹ thuật cao.

2/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Thái Lan:

Về thương mại, việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, tạo điều kiện cho việc thực hiện tự do hóa thương mại và cả đầu tư đều hạn chế hơn Xinh-ga-po nhưng đẩy mạnh nhập khẩu, “mở cửa” thị trường nhiều hơn cho các hàng hóa vừa có tác dụng phục vụ xuất khẩu, vừa bổ sung cho cơ cấu hàng tiêu dùng trong nước đã có tác động trực tiếp tới việc cơ cấu lại ngành nghề, thúc đẩy việc trang bị kỹ thuật mới cho nền kinh tế nước này. Về đầu tư, Thái Lan đã áp dụng các biện pháp tăng cường vay vốn nước ngoài, trong đó giảm tỷ lệ những khoản vay thương mại ngắn hạn, kêu gọi sự giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường nguồn vốn trong nước. Riêng trong việc tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Thái Lan thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT với các mặt hàng có thuế suất khác nhau, Thái Lan lên kế hoạch thực hiện ở thời gian khác nhau:

- Hàng hóa từ 20% trở xuống -> 5% hoặc nhỏ hơn 5% từ 1999.

- Mọi kế hoạch cắt giảm sẽ hoàn tất vào 2003, năm 1993 là 4513 mặt hàng và năm 1996 là 8867 mặt hàng. Cắt giảm thuế diễn ra chậm, trước khủng hoảng 1997 còn 2000 mặt hàng trong chương trình cắt giảm thuế bình thường (trong khi Ma-lai-xi-a còn 500 mặt hàng) [7, tr 25].

Ngoài ra, Thái Lan đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước ASEAN và hợp tác về hải quan được chú ý. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan qua các năm như sau:

Năm 1981-

1990

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

% 7,9 8,5 8,1 8,3 8,7 8,6 6,4 -1,3 -10,2 4,5 4,5

Nguồn: - 1981 - 1996: Bản tin Thông tấn xã Việt Nam 30/05/1999. - 1997: Reuters.

- 1998, 1999: ASIA Monitor December 2000. - 2000: Đài truyền hình Việt Nam 30/01/2001.

Về triển vọng hội nhập, trong tương lai, Thái Lan phải hướng về khu vực nhiều hơn để có thể đạt được những lợi ích về kinh tế và chính trị. Có thể thấy các đặc điểm đáng chú ý của Thái Lan là:

Thứ nhất, tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chậm hơn Xinh-ga- po nhưng hội nhập kinh tế quốc tế thành công, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại, kinh tế các vùng miền phát triển và năng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Thứ hai, quá trình hội nhập gắn liền với các trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật Bản, EU), thể hiện ở tỷ trọng cao về xuất nhập khẩu hàng hóa, vốn

Thứ ba, Hiệp định điều tiết của Chính phủ tỏ ra khôn khéo tạo môi trường chính trị tốt cho phát triển kinh tế trong nước và khai thác các khoản viện trợ từ Chính phủ và tổ chức quốc tế khác.

Thứ tư, Thái Lan hội nhập kinh tế khu vực chủ yếu bằng các quan hệ kinh tế song phương. Trong ASEAN - 5, Thái Lan quyết định danh mục hàng hóa loại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)