Hoàn thiện các văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho phạm nhân qua thực tiễn tại trại giam quảng ninh thuộc tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của bộ công an (Trang 93 - 95)

C ƣơ g 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG AO HIỆU QUẢ ÔNG

3.1. Cc giải cu g ằ mâ gcao iệu quả cô g tc gi o

3.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho

QUẢNG NINH

3.1. C c giải chung nhằm â g cao iệu quả cô g t c gi o dục uật cho phạm â tại trại giam

3.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho phạm nhân phạm nhân

-Thứ nhất, Cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định của Thông tư

liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/02/2012 theo hướng quy định tách riêng nội dung giáo dục công dân và nội dung giáo dục pháp luật thay vì quy định chung tại Điều 8 của Thông tư như hiện nay. Bởi lẽ giáo dục pháp luật cho phạm nhân và giáo dục công dân cho phạm nhân có điểm khác nhau về phương pháp giáo dục, yêu cầu về trình độ, điều kiện của giáo viên giảng dạy. Mỗi nội dung giáo dục khác nhau sẽ có hình thức, phương pháp, thời gian giảng dạy, học tập khác nhau. Đối với việc giáo dục, học tập pháp luật đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các nguyên tắc áp dụng và vận dụng pháp luật. Vì vậy, khi quy định tách riêng nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân và nội dung giáo dục công dân cho phạm nhân sẽ giúp cho các trại giam chủ động sử dụng các hình thức, phương pháp, phân phối thời gian giáo dục cho phạm nhân phù hợp và hiệu quả hơn.

dung, chương trình giáo dục giáo dục pháp luật cho phù hợp với thời hạn phạm nhân chấp hành án tại trại giam, không thể sử dụng cùng một nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân có thời hạn 3 năm tù với phạm nhân có thời hạn 10 năm tù, 20 năm tù hay tù chung thân, cá biệt có những phạm nhân sau khi trừ thời gian những ngày tạm giam lên trại giam chấp hành án có khi thời hạn chỉ còn vài tháng. Đối với những phạm nhân có thời hạn chấp hành án ngắn cần tập trung nội dung giáo dục pháp luật vào những vấn đề quan trọng, bức thiết và thiết thực nhất đối với phạm nhân. Trên cơ sở đó, Bộ Công An giao cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục đào tạo tiến hành biên soạn lại nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân.

- Thứ ba, Cần có văn bản quy định về việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo,

sơ kết, tổng kết công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân nhằm đảm bảo cho công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân đi vào thực chất, chiều sâu. Qua việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, báo cáo, thực hiện sơ kết, tổng kết để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn thực tế trong việc áp dụng các văn bản hướng dẫn và việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Từ đó có những kiến nghị, điều chỉnh thay đổi kịp thời cùng với sự thay đồi và phát triển của các quan hệ xã hội. Quy định về việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân còn nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của Giám thị, phó giám thị, các cán bộ giáo dục trong việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân, có những khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác.

- Thứ tư, Kinh phí là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả của

công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về tổ

chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân quy định trại giam được tiếp nhận sự ủng hộ kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong nước để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện các chế độ đối với phạm nhân. Tuy nhiên đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về vân đề này. Vì vậy trong thời gian tới, Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp cần tham mưu, đề xuất Bộ Công an có quy định, hướng dẫn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho phạm nhân qua thực tiễn tại trại giam quảng ninh thuộc tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của bộ công an (Trang 93 - 95)