Các vị trí Apurinic và một số tổn thương khác

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ( Nguyễn Như Hiền ) - Chương 3 potx (Trang 31)

Một loại đột biến khác gây hiện tượng mất bazơ, chủ yếu là guanin và adenin trong chuỗi xoắn kép ADN, gọi là hiện tượng đột biến tạo vị trí AP. Đây là chữ viết tắt của apurinic site, chỉ những vị trí xảy ra hiện tượng mất purin do bịđứt liên kết glycosit giữa 1’-C của đường d- ribozơ và 9-N trong vòng purin, ngăn cản qúa trình sao chép ADN. Song, may mắn là hệ

thống sửa chữa ADN có thể sửa được lỗi sai này.

Axit nitric cũng là một tác nhân gây sai hỏng ADN, nó làm cho cytozin và adenin bị đề

amin hóa thành dạng keto, lúc này cytoxin bị chuyển hóa thành uraxin, adenin bị chuyển thành hypoxanthin, từđó dẫn đến hiện tượng bắt cặp bổ sung không đặc hiệu của hai phân tử

trong sao chép. Ví dụ, C thường bắt cặp với G, nhưng khi đột biến thành U, nó lại bắt cặp với A và như vậy, đột biến đã làm thay thế cặp G ≡ C thành cặp A = T và đột biến lại làm thay thế

cặp A = T thành G ≡ C.

Ngoài các tác nhân trên, các dạng có chứa ôxy hoạt động như H2O2, O2 (thông qua phản

ứng ôxy hóa) cũng có khả năng gây nguy hại tới các bazơ và dẫn đến hiện tượng bắt cặp sai trong qúa trình sao chép ADN.

Vấn đề thảo thảo luận ở chương 3:

1. Phân tích, so sánh, nêu ví dụ thường biến và đột biến.

2. Trình bày đặc điểm phân biệt đột biến gen, đột biến NST và đột biến tổ hợp. 3. Trình bày các dạng đột biến gen, đặc tính và hậu quả.

4. Trình bày các dạng đột biến NST, đặc tính và hậu quả. 5. Liệt kê các phương pháp phát hiện đột biến gen. 6. Trình bày các nguyên nhân gây đột biến

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ( Nguyễn Như Hiền ) - Chương 3 potx (Trang 31)