4.2. Ứng dụng độc lập quảng bá
Bên cạnh ứng dụng có liên quan quảng bá được kích hoạt thông qua AIT, HbbTV cũng hỗ trợ dạng ứng dụng độc lập quảng bá. Đó là những ứng dụng được kích hoạt thông qua một ứng dụng khác đang chạy, hoặc qua cổng dịch vụ internet có sẵn trong thiết bị như EPG, Flickr, Youtube… HbbTV cũng cho phép chuyển từ ứng dụng liên quan quảng bá sang ứng dụng độc lập quảng bá, nhưng khi đó ứng dụng sẽ bị giới hạn truy cập vào chương trình quảng bá.
4.3 Vòng đời của một ứng dụng liên quan tới quảng bá
Khi kênh được chọn:
- Đầu thu xác định xem có ứng dụng nào được báo hiệu trong kênh không.
- Ứng dụng thuộc kênh này có trạng thái AUTOSTART và chưa được chạy trong kênh được chọn trước đó sẽ được bắt đầu.
- Ứng dụng thuộc kênh này có trạng thái AUTOSTART và đã chạy trong kênh được chọn trước đó vẫn được tiếp tục (không bị dừng).
- Ứng dụng thuộc kênh này có trạng thái PRESENT sẽ tiếp tục chạy nếu đã chạy, nhưng sẽ không được bắt đầu nếu chưa chạy.
44
- Ứng dụng đang chạy từ bất kỳ kênh được chọn trước đó mà không thuộc kênh mới chọn sẽ bị dừng.
Trong khi kênh đang được chọn:
- Ứng dụng thêm vào kênh có trạng thái AUTOSTART sẽ tự động chạy (nếu đầu thu nhận được sự thay đổi, như version chẳng hạn). Các ứng dụng được thêm vào kênh có trạng thái khác sẽ không tự động chạy. - Ứng dụng trong kênh từ trạng thái khác chuyển thành AUTOSTART sẽ
tự động chạy nếu chưa chạy.
- Ứng dụng trong kênh đổi trạng thái từ PRESENT sang AUTOSTART và đang chạy, sẽ tiếp tục chạy.
- Ứng dụng có controlcode đổi thành KILL hay DESTROY sẽ bị dừng Khi kênh không được chọn (chuyển kênh khác):
- Ứng dụng liên quan đến quảng bá sẽ bị dừng.
- Nếu ứng dụng đang chạy, sẽ tiếp tục chạy nếu được khai báo (AIT) trong kênh mới chọn.
Ngoài ra, ứng dụng có thể bị dừng khi nó khởi tạo một ứng dụng khác, hoặc tự dừng chính nó. Thông thường nút EXIT hay nút đỏ trên remote cũng thực hiện chức năng dừng một ứng dụng đang thực thi.
4.4 Truyền ứng dụng trong HbbTV 4.4.1 Báo hiệu ứng dụng, dịch vụ 4.4.1 Báo hiệu ứng dụng, dịch vụ
Báo hiệu trong dòng quảng bá
Cấu trúc thông tin báo hiệu:
Thiết bị thu luôn theo dõi dòng truyền để biết danh sách ứng dụng, dịch vụ đang được cung cấp. Giống như chuẩn MHP, thông tin này được truyền trong AIT (Application Information Table). Khi người dùng chọn kênh hoặc một phiên bản AIT mới được truyền, đầu thu tự động cập nhật AIT kiểm soát việc bắt đầu hoặc dừng của các ứng dụng. Mỗi kênh cần khai báo ứng dụng phải kèm theo bảng con AIT, liệt kê tất cả các ứng dụng trong kênh. AIT được tổ chức theo cấu trúc section và được đóng gói và truyền giống như các bảng SI khác, AIT có cấu trúc như bảng 4.1 như sau:
45 Bảng 4.1: Cấu trúc AIT [8] Cú pháp Chiều dài (bit) Diễn giải Application_Information_section() {
table_id 8 Mã nhận diện bảng AIT,
0x74 section_syntax_indicator reserved section_length 1 3 12 application_type 16 Ứng dụng HbbTV có trị 0x10 Reserved 2
version_number 5 Theo dõi cập nhật thông
tin báo hiệu current_next_indicator section_number last_section_number reserved 1 8 8 4 common_descs_len descriptors 12 8 Vòng lặp mô tả chung cho các ứng dụng trong AIT này. reserved application_loop_len 4 12 for (i=0;i<N;i++){ org_id app_id app_control_code reserved app_descs_loop_len for(j=0;j<N;j++){ descriptor() } } 32 16 8 4 12 Chỉ danh ứng dụng, có miền giá trị do DVB định nghĩa. Mã kiểm soát ứng dụng (xem bảng 4.2) Vòng lặp mô tả riêng của mỗi ứng dụng .
CRC_32 }
46
Bảng 4.2: Giá trị mã kiểm soát ứng dụng [8]
Control Code Giá trị Diễn giải
AUTOSTART 1 Ứng dụng tự động chạy khi chọn kênh.
PRESENT 2 Ứng dụng được phép chạy (nhưng không tự động) trong khi kênh được chọn.
DESTROY 3 Ứng dụng bị buộc kết thúc. Không thể chạy lại. KILL 4 Ứng dụng sẽ sớm bị dừng. Không thể chạy lại. PERFETCH 5 Ứng dụng được lưu tạm trong đầu thu nếu có thể.
Ứng dụng sẽ không tự bắt đầu.
REMOTE 6 Ứng dụng không thuộc dòng truyền hiện tại. DISABLE 7 Ứng dụng không thể chạy.
Mô tả giao thức truyền ứng dụng:
Trong môi trường lai ghép HbbTV, ứng dụng có thể được truyền theo hai phương thức: qua dòng truyền quảng bá dùng giao thức OC, hay qua kết nối băng rộng dùng giao thức HTTP. Giao thức truyền phải được mô tả trong transport_protocol_descriptor. Mô tả có thể đặt trong vòng lặp mô tả chung hay vòng lặp mô tả riêng của từng ứng dụng. Mỗi mô tả được gán nhãn nhận diện để được tham chiếu sử dụng. Cấu trúc chi tiết bộ mô tả như được thể hiện trong bảng 4.3, bảng 4.4, bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.3: Cấu trúc bộ mô tả transport_protocol_descriptor [8]
Cú pháp Số bit
Giải thích
transport_protocol_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả , có trị 0x2 descriptor_length 8 Chiều dài (byte) phần phía sau protocol_id 16 Xác định giao thức truyền:
0x0001: truyền qua OC
0x0003: truyền qua băng rộng transport_protocol_label 8 Gán nhãn nhận diện giao thức
selector_bytes() Thông tin chi tiết ứng với từng giao thức, xem bên dưới.
47
Bảng 4.4: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua OC)[8] selector_bytes() Truyền qua OC Số bit Giải thích remote_connection 1 reserved 7 If(remote_connection=1) { origial_network_id ts_id service_id } 16 16 16
Tùy chọn, tham chiếu đến dòng thành phần mang OC từ mạng/dòng truyền/kênh khác.
component_tag 8 Tham chiếu đến dòng thành phần thông qua nhãn nhận diện được gán trong mô tả stream_identifier trong PMT của dòng thành phần mang OC.
Bảng 4.5: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua băng rộng)[8]
selector_bytes() Truyền qua băng rộng
Số bit Giải thích For (i=0;i<N;i++) { url_base_length url_base_bytes() 8 8 Địa chỉ gốc của ứng dụng, có dạng “http://” và kết thúc bằng “/”.
For (j=0;j<M, j++) { Các địa chỉ mở rộng của ứng dụng
url_extension_length 8 url_extension_bytes()
} }
Chú ý: Nhiều khai báo giao thức truyền băng rộng có thể gán cùng nhãn để xác định nhiều địa chỉ URL hơn cho ứng dụng.
Khai báo giao thức truyền:
Mỗi ứng dụng phải tham chiếu ít nhất một mô tả giao thức thông qua nhãn nhận diện để xác định giao thức truyền thực sự. Tùy vào đầu thu hỗ trợ, một ứng
48
dụng có thể sử dụng kết hợp nhiều giao thức. Trường hợp này xem như phương án dự phòng và thứ tự giao thức tham chiếu chính là thứ tự ưu tiên. Đầu thu sẽ chọn giao thức dựa vào các yếu tố khác nhau. Có thể do thiết lập người dùng trong đầu thu, hay dựa vào chất lượng truyền của mỗi giao thức tại từng thời điểm.
Việc xác định giao thức truyền cho mỗi ứng dụng được thực hiện trong bộ mô tả application_descriptor đặt trong vòng lặp trong của từng ứng dụng. Mô tả có cấu trúc như trong bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6: Cấu trúc bộ mô tả application_descriptor[8] Số bit Giải thích Số bit Giải thích
application_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả, có trị 0x0 descriptor_length 8 Chiều dài phần phía sau (byte)
application_profile_length 8 Vòng lặp mô tả các profile của chuẩn cần để thực thi ứng dụng. Ứng dụng cần profile cơ bản có bộ giá trị (0,1,1,1). for( i=0;i<N;i++) { application_profile Version.major Version.minor Version.micro 16 8 8 8 }
service_bound_flag 1 Cho biết ứng dụng có liên hệ với kênh chương trình hay không.
Visibility 2 Ứng dụng được nhìn thấy đối với các hàm API truy xuất danh sách ứng dụng không.
Reserved 5
application_priority 8 Mức ưu tiên ứng dụng, giá trị lớn hơn cho mức ưu tiên cao hơn. Trường hợp có nhiều ứng dụng có cùng application_id trong kênh, ứng dụng có độ ưu tiên cao hơn sẽ được chọn thực thi. Hoặc trong trường hợp tài nguyên hệ thống giới hạn, đầu thu sẽ ưu
49
tiên ứng dụng có mức ưu tiên cao hơn. for( i=0;i<N;i++) {
transport_protocol_label }
8
Xác định phương thức truyền ứng dụng thông qua nhãn giao thức đã được gán trong bộ mô tả
transport_protocol_descriptor.
Xác định điểm (trang) bắt đầu ứng dụng:
Sử dụng bộ mô tả simple_application_location_descriptor, đặt trong vòng lặp mô tả trong của mỗi ứng dụng. Cú pháp được thể hiện trong bảng số bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7: Cấu trúc bộ mô tả simple_application_location_descriptor[8]
Cú Pháp Số
bit
Giải thích
simple_application_location_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả , có trị 0x15 descriptor_length 8 Chiều dài phần phía sau (byte)
initial_path_bytes() Đường dẫn chỉ đến trang khởi tạo ứng dụng
}
Giả sử ứng dụng được tổ chức thành 2 thư mục con main và image. Trang khởi tạo là index.html lưu trong thư mục main. Như vậy, nếu ứng dụng truyền qua OC bắt đầu tại thư mục gốc của ứng dụng, thì initial_path_bytes sẽ có trị “main/index.html”. Còn nếu truyền qua kênh ngược, url_base_bytes có trị “http://<domain>/địa chỉ gốc của ứng dụng” và initial_path_bytes sẽ có trị “main/index.html”. Nếu đặt toàn bộ ứng dụng trong thư mục con khác có tên “application” chẳng hạn, thì initial_path_bytes sẽ là “application/main/index.html”.
Báo hiệu ứng dụng qua kết nối băng rộng:
Thông tin báo hiệu ứng dụng thường được truyền trong dòng quảng bá trong các section AIT như mô tả chi tiết ở trên. Bên cạnh đó, HbbTV cũng cho phép cung cấp thông tin báo hiệu ứng dụng thông qua kết nối băng rộng. Báo hiệu theo cách này chỉ dùng cho các ứng dụng độc lập quảng bá.
50
*.xml ait, cũng gồm những thông tin báo hiệu tương tự trong AIT. Trong trường hợp này, một số thông tin chỉ có giá trị giới hạn như dùng giao thức truyền HTTP (protocol_id = 0x3), thông tin kiểm soát trạng thái ứng dụng là AUTOSTART hoặc PRESENT. Việc xác định địa chỉ tham chiếu đến file báo hiệu được thực thiện thông qua thủ tục tạo ứng dụng (application.createApplication) trong một ứng dụng liên quan quảng bá đang chạy.
4.4.2 Khai báo dòng con AIT
Không giống một số bảng SI truyền trong các gói có mã nhận diện PID cố định, AIT và OC được truyền trong dòng thành phần riêng và phải được khai báo trong PMT như các dòng thành phần khác của kênh. Khai báo bổ sung dòng thành phần trong PMT là công việc bắt buộc giúp đầu thu kiểm soát toàn bộ cấu trúc dòng truyền. Mỗi khai báo mang các thông tin quan trọng như loại dữ liệu trong dòng (stream_type), mã nhận diện các gói thuộc dòng (elementary_PID) và một số thông tin chi tiết khác ứng với từng loại dòng được đặt trong vòng lặp mô tả theo sau. Dòng mang AIT: có stream_type = 0x05, sử dụng mô tả application_signalling gồm hai thông tin chính: loại ứng dụng AIT khai báo (application_type) và phiên bản AIT (AIT_version_number). Khi phát hiện có phiên bản mới, đầu thu sẽ truy xuất AIT theo phiên bản mới này, cú pháp mô tả như sau:
Bảng 4.8: Cấu trúc bộ mô tả application_signalling_descripor [8]
Cú pháp Số
bit
Giải thích
application_signalling_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả , có trị 0x6F descriptor_length 8 Chiều dài phần phía sau (byte) For( i =0;i<N;i++) {
reserved 1
application_type 15 Xác định loại ứng dụng được báo hiệu trong AIT, ứng dụng HbbTV có trị 0x10
reserved 3
AIT_version_number 5 Phiên bản AIT hiện tại
}
51
Dòng mang OC: có stream_type = 0xB, sử dụng các mô tả gồm:
Data_broadcast_id_descriptor: xác định loại ứng dụng trong dòng mang OC Bảng 4.9: Cấu trúc bộ mô tả data_broadcast_id_descriptor [8]
Cú Pháp Số bit
Giải thích
data_broadcast_id_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả , có trị 0x66 descriptor_length 8 Chiều dài phần phía sau (byte)
data_broadcast_id 8 Nhận diện loại dữ liệu trong OC, có trị 0x123 cho OC mang ứng dụng HbbTV. }
Stream_identifier_descriptor: gán nhãn nhận diện dòng thành phần, dùng để tham chiếu trong OC
Bảng 4.10: Cấu trúc bộ mô tả stream_identifier_descriptor [8] Số Số
bit
Giải thích
stream_identifier_descriptor {
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả, có trị 0x52 descriptor_length 8 Chiều dài phần phía sau (byte) component_tag 8 Gán nhãn nhận diện dòng thành phần
}
Carousel_identifier_descriptor: định danh carousel mang ứng dụng
Bảng 4.11: Cấu trúc bộ mô tả carousel_identifier_descriptor [8] Số Số
bit
Giải thích
carousel_identifer_descriptor{
descriptor_tag 8 Nhận diện loại mô tả, có trị 0x13 descriptor_length 8 Chiều dài (byte) phần phía sau carousel_id 8 Mã nhận diện carousel
52
4.4.3 Truyền ứng dụng
Ứng dụng lai ghép sẽ được truyền đến đầu thu theo giao thức truyền được khai báo trong trong AIT. Ứng dụng có thể sử dụng cả hai phương thức. Nếu truyền qua dòng truyền MPEG2, ứng dụng được đóng gói theo giao thức OC. Đây là một giao thức phức tạp, không được đề cập trong báo cáo này.
Trong trường hợp ứng dụng có sử dụng dòng thông tin đồng bộ, bắt buộc phần thông tin này phải truyền qua dòng MPEG2.
4.5 Đồng bộ ứng dụng HbbTV 4.5.1 Định nghĩa sự kiện 4.5.1 Định nghĩa sự kiện
Khái niệm sự kiện (event) được DSM - CC đưa ra để dùng trong trường hợp cần đồng bộ giữa chương trình quảng bá và ứng dụng tương tác. Có thể xem sự kiện là một tín hiệu đặc biệt được đưa vào dòng truyền quảng bá để báo cho đầu thu thực hiện một số tác vụ cụ thể tại thời điểm xác định. Các báo hiệu được mang trong dòng thành phần riêng, và không nhất thiết phải truyền liên tục. Mỗi sự kiện khi báo hiệu có thể bao gồm dữ liệu kèm theo. Có thể tạo nhiều tín hiệu khác nhau cho từng mục đích khác nhau. Nhiều sự kiện có thể truyền song song trong dòng truyền, giữa chúng được phân biệt bằng mã nhận diện riêng.
Đối tƣợng streamevent trong OC:
Về cơ bản, DSM-CC OC đóng gói file, thư mục ứng dụng và truyền chúng theo cơ chế lặp mà đầu thu có thể dễ dàng nhận được từng thành phần dữ liệu riêng. OC bao gồm 3 đối tượng chính: ServiceGatewayMessage (cấu trúc thư mục gốc), DirectoryMessage (cấu trúc các thư mục con) và FileMessage (dữ liệu file). Ngoài ra, OC còn hỗ trợ đối tượng StreamEventMessage. Đây là đối tượng đặc biệt không lưu bất kỳ dữ liệu nào thuộc ứng dụng. Nó dùng để định nghĩa các sự kiện có trong dòng truyền, cũng như cách tham chiếu đến dòng thành phần tương ứng mang thông tin kích hoạt sự kiện. Thông tin mô tả cho mỗi sự kiện bao gồm mã nhận diện, tên sự kiện và tham chiếu dòng con được mô trả trong hình 4.3.
53